Phân tích hiệu quả sử dụng các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Nguyễn Lê (Trang 34)

c. Tổng quát tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn

2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng các khoản phải thu

Các khoản phải thu ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty. Để hiểu rõ hơn hiệu quả sử dụng các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty, chúng ta cần xem xét cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể:

Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm. Năm 2012, khoản phải thu giảm 78,85 triệu, tương đương giảm 16,27% so với năm 2011. Sang năm 2013, khoản phải thu lại tiếp tục giảm 194,03 triệu, tương đương giảm đi 47,82% so với năm 2012.

Phải thu khách hàng: luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các khoản phải thu

ngắn hạn. Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng biến động không đồng đều. Vào năm 2011, tỷ trọng phải thu khách hàng chiếm 89,39%, năm 2012 xuống còn 63,92% và lên 97,21% vào năm 2013. Bên cạnh đó, giá trị khoản mục này có xu hướng giảm. Phải thu khách hàng năm 2012 đã giảm 40,13% so với năm 2011 và giảm 20,63% so với năm 2012 trong năm 2013.

35

Bảng 2.9. Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu dồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Các khoản phải thu ngắn hạn 484,61 100,00 405,76 100,00 211,73 100,00 (78,85) (16,27) (194,03) (47,82)

1. Phải thu khách hàng 433,21 89,39 259,35 63,92 205,83 97,21 (173,86) (40,13) (53,51) (20,63)

2. Trả trước cho người bán 49,99 10,32 144,90 35,71 4,39 2,07 94,91 189,85 (140,51) (96,97)

3. Các khoản phải thu khác 1,41 0,29 1,51 0,37 1,51 0,71 0,10 7,22 - -

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn

khó đòi - - - - - - - - - -

Nguyên nhân giảm đi là vì sự khó khăn của nền kinh tế khiến nhu cầu của khách hàng với dịch vụ của Công ty giảm mạnh làm các khoản phải thu cũng giảm theo. Việc giảm các khoản phải thu kéo giúp Công ty giảm đi các loại chi phí như chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiêú hụt do vốn đang bị chiếm dụng bởi khách hàng.

Trả trước cho người bán: Tỷ trọng khoản này thay đổi không đều trong 3 năm.

Năm 2011, trả trước người bán chỉ chiếm 10,32% trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty. Năm 2012, tỷ trọng này tăng lên 35,71% và năm 2013 thì còn có 2,07%. Qua 3 năm, ta có thể nhận thấy rằng khoản trả trước cho người bán biến động không đồng nhất. Khoản trả trước này đã tăng 189,85% so với năm 2011 trong năm 2012 nhưng lại giảm 96,97% so với năm 2012 trong năm 2013.

Các khoản phải thu khác: là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các khoản

phải thu ngắn hạn (chưa tới 1%) trong giai đoạn 2011 – 2013. Khoản mục có xu hướng tăng lên. Vào cuối năm 2012, khoản phải thu khác là 1,51 triệu tăng thêm 0,10 triệu hay tăng 7, 22% so với năm 2011 là 1,41 triệu. Sang năm 2013, khoản mục này không đổi, cũng đạt 1,51 triệu.

Dự phòng khoản phải thu ngắn hạn khó đòi: không hề phát sinh trong 3 năm qua.

Thực trạng quản lý và sử dụng các khoản phải thu của Công ty sẽ được xem xét rõ hơn thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của tài sản ngắn hạn trong 3 năm kể từ 2011 tới 2013:

Bảng 2.10. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu Công

thức Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vòng quay khoản phải thu (vòng) 1.4 12,44 10,73 15,81

Chu kỳ thu tiền (ngày) 1.5 28,94 33,56 22,77

(Nguồn: BCĐKT và tính toán của tác giả)

Qua bẳng trên ta thấy vòng quay khoản phải thu và chu kỳ thu tiền biến động không đều qua các năm:

Khoản phải thu là khoản bán chịu mà doanh nghiệp chưa thu tiền do thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán các khoản trả trước cho người bán… Vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét việc khách hàng thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp. Khi khách hàng thanh toán các khoản nợ đã đến hạn thì lúc đó các khoản phải thu đã quay được một vòng.

Chu kỳ thu tiền là chỉ tiêu cho ta biết tốc độ chuyển đổi nợ phải thu từ khách hàng thành tiền trong quỹ của doanh nghiệp là bao lâu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

37

Năm 2012, vòng quay khoản phải thu giảm 1,72 vòng (từ 12,44 xuống còn 10,73) dẫn tới chu kỳ thu tiền tăng thêm 4,63 ngày (từ 12,94 lên 33,56). Nguyên nhân khiến vòng quay khoản phải thu giảm trong năm 2012 là doanh thu thuần giảm đi còn khoản phải thu bình quân lại tăng lên. Điều này cho thấy nhu cầu của khách hàng giảm, đồng thời cũng thể hiện việc quản lý khoản phải thu chưa được tốt, vốn của Công ty đang bị chiếm dụng, gây ra tình trạng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán khiến hiệu quả sử dụng vốn giảm, ảnh hưởng không tốt đến các khả năng thanh toán ngắn hạn. Do đó, có thể đánh giá Công tác quản lý khoản phải thu của Công ty trong năm 2012 chưa hiệu quả.

Năm 2013, vòng quay khoản phải thu tăng lên 5,08 vòng (từ 10,73 lên 15,81) dẫn tới chu kỳ tiền giảm đi 10,79 ngày (từ 33,56 xuống còn 22,77). Trong đó, doanh thu thuần năm 2013 thì tăng lên mà khoản phải thu bình quân thì giảm xuống đã gây ra sự thay đổi trên. Sự tăng lên này cho thấy việc đầu tư vào các khoản phải thu cũng như chính sách tín dụng của Công ty đã có hiệu quả, nhu cầu thị trường đối với dịch vụ của Công ty có dấu hiệu tăng. Từ đó nói lên rằng công tác quản lý khoản phải thu của Công ty năm 2013 đã được cải thiện.

Nhận xét: Qua việc phân tích cơ cấu các khoản phải thu và các chỉ tiêu trên ta thấy, công tác quản trị khoản phải thu trong giai đoạn 2011 – 2013 đang dần tốt lên. Điều này thể hiện ở vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng cao hơn, còn chu kỳ thu tiền ngày càng được rút ngắn trong 3 năm. Tuy nhiên, việc Công ty không có các khoản trích lập dự phòng sẽ làm tăng thêm rủi ro nếu các khoản phải thu không thu hồi được do khách hàng mất khả năng thanh khoản, gây tổn thất vốn cho Công ty.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Nguyễn Lê (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)