- Phương pháp địnhilượng (hay mô hình điểm số tín dụng):
b, Kết quả đo lường rủi ro tín dụng toàn ngân hàng
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng
493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng. Hiện nay, Thông tư 02/2013/TT-NHNN đã có hiệu lực và được áp dụng tại các ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều nhân viên tín dung vẫn chưa quan tâm đúng mức và chưa nắm bắt được văn bản hướng dẫn mới của ngân hàng. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dung còn nhiều, luôn chiếm tỷ trọng lớn trên thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương đương, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng ở mức 5.21% năm 2013, tỷ lệ này vẫn còn cao hơn so với định hướng của ngân hàng. Nếu nghiên cứu kỹ cơ cấu nợ sẽ thấy rõ, nợ cần chú ý ở nhóm 2 chiếm một tỷ lệ khá lớn. Tuy chưa được xếp vào nhóm nợ xấu, nhưng những khoản nợ quá hạn này cúng tiềm ẩn rủi ro tất cao, cũng góp phần tăng rủi ro và làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Theo đó, mức trích lập dự phòng rủi ro tín dung cũng còn ở mức cao với 8.35% năm 2013.
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng dụng
2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Là những nguyên nhân xuất phát từ bản thân ngân hàng TMCP Phương Nam Hà Nội trong công tác quản lý rủi ro tín dung của mình.
Thứ nhất, các chính sách, định hướng của ban lãnh đạo trong công tác quản lý rủi ro tín dung kém linh hoạt, chưa theo kịp tình hình biến động của môi trường kinh doanh.
Trong giai đoạn thị trường ổn định, nợ xấu chưa được chỉ ra trên toàn hệ thống ngân hàng, chính sách tín dung của ngân hàng vẫn là tập trung trăng trưởng tín dung mà xem nhẹ đi vai trò của kiểm soát chất lượng tín dung. Vì vậy mà khi nợ xấu đã ở mức cao, ngân hàng trở nên bị động, việc áp dụng các công cụ trong quản lý rủi ro tín dung dường như ít đem lại hiệu quả đối với những khoản nợ xấu này. Tài sản đảm bảo không phát mại được hoặc giảm giá trị nghiêm trọng, cách duy nhất chỉ là bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro, làm cho rủi ro trích lập phải tăng cao gây giảm lợi nhuận cho ngân hàng.
- Chính sách tài sản đảm bảo:
Thiếu sự linh hoạt và đa dạng, quá coi trọng vào tài sản đảm bảo là bất động sản, vẫn dè dặt trong cho vay thế chấp tài sản khách và vay tín chấp. Cụ thể, đến nay ngân hàng vẫn chưa chấp nhận cho vay mua ô tô thế chấp ngay bằng chiếc xe đó trong khi các ngân hàng khác đã thực hiện. Vì vậy, trong thời gian qua, khi thị trường bất dộng sản đóng băng gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngân hàng và chưa có biện pháp chủ động khắc phục. Tài sản đảm bảo bị giảm giá trị, vấn đề phát mại tìa sản đảm bảo là bất động sản cũng trở lên khó khăn.
Thứ hai, ngân hàng thiếu công cụ để quản lý rủi ro tín dụng.
- Chưa xây dựng được một quy trình thẩm định và xếp hạng khách hàng toàn diện và chặt chẽ khiến việc đánh giá khách hàng định kỳ được thực hiện một cách tương đối, chỉ thực hiện khi đã có vấn đề phát sinh.
- Chưa xây dựng được hệ thống chấm điểm khách hàng toàn diện, chưa xây dựng được mô hình để dự báo xác suất phá sản
Thứ ba, thiếu sự kiểm tra, giám sát sau cho vay
Công việc kiểm tra, kiểm soát chỉ được thực hiện nghiêm túc nhất vào giai đoạn thẩm định để đưa ra quyết định cấp tín dung. Còn khi khoản tín dung đã được cấp ra, ngân hàng rất lơ là trong việc kiểm tra, kiểm soát sau cho vay. Với những khách hàng đã có mối quan hệ tín dung nhất định, cán bộ thường chủ quan không xuống đơn vị kiểm tra thực tế mà chỉ dựa vào những thông tin do phía doanh nghiệp cung cấp định kỳ.
Việc xếp hạng khách hàng cũng chỉ được thực hiện tại giai đoạn đầu. Rất ít trường hợp kiểm tra phát hiện rủi ro mà hạ bậc tín nhiệm khách hàng trừ khi xuất hiện món vay quá hạn hoặc những biến cố lớn với doanh nghiệp thì ngân hàng mới tiến hành xếp hạng lại. Như vậy là rất bị động, mất tác dụng của công tác
quản lý rủi ro, không kiểm soát được và để cho rủi ro xảy ra.
Thứ tư, chưa thực sự gắn kết được lợi ích và trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro tín dụng tới một bộ phận nhân viên khiến nhiều cán bộ chưa thực sự nghiêm túc và có trách nhiệm với công việc
- Đối với công tác quản lý rủi ro đối với từng khách hàng doanh nghiệp:
Do các quyền lợi của cán bộ tín dung đi liền doanh số tăng trưởng tín dung. Vì vậy, nhiều cán bộ tín dung vì quyền lợi trước mặt mà coi nhẹ công tác thẩm định, đánh giá khách hàng từ ban đầu nhằm thúc đẩy món vay nhanh chóng được phê duyệt dẫn đến rủi ro tín dung tăng cao và quản trị rủi ro không đạt hiệu quả. Khi cho vay do cán bộ ngân hàng không thực hiện đúng quy trình cho vay bỏ qua các bước cần thiết, thu thập thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, cho vay dựa trên cảm tính, không dựa trên tài liệu chứng minh....Vì vậy việc ra quyết định cho vay không chính xác, cho vay khi các điều kiện chưa đầy đủ, khả năng rủi ro xảy ra rất cao và việc khả năng thu hồi vốn rất khó. Chẳng hạn khi cho vay yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm đủ điều kiện pháp lý, có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và phải đăng ký giao dịch bảo đảm ...Tuy nhiên cán bộ tín dung xét duyệt cho vay khi điều kiện pháp lý trên chưa đầy đủ, khách hàng không trả nợ, ngân hàng không có đủ cơ sở, điều kiện phát mại tài sản đã cầm cố, thế chấp để thu hồi vốn.
Mặt khác, các cán bộ tín dung chỉ quan tâm đến giai đoạn cấp tín dung ban đầu, sau đó, việc theo dõi khoản vay bị xem nhẹ. Có rất nhiều trường hợp với doanh nghiệp là khách hàng quen, cán bộ chỉ yêu cầu họ lập báo cáo kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính mà không xuống địa bàn kiểm tra. Như vậy, nhiều rủi ro không thể kịp thời phát hiện
- Đối với công tác quản lý toàn hệ thống:
Báo cáo tổng hợp do cán bộ lập định kỳ. Nhưng do không gắn với lợi ích trước mắt nên nhiều cán bộ coi nhẹ việc này, lập báo cáo cho có rồi gửi lên ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo không thể đi sâu sát nên không phát hiện ra được những điểm bất thường.
2.4.3.2. Nguyên nhân gián tiếp
Thứ nhất, môi trường kinh doanh không ngừng biến động gây khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.
Giai đoạn 2011- 2013 là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Điều này đã tác động xấu đến mọi doanh nghiệp thuộc
mọi lĩnh vực, ngành kinh tế. Một số lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề như lĩnh vực bất động sản, tài chính…Ngân hàng và khách hàng doanh nghiệp đều là những chủ thể bị tác động. Trong đó, ngân hàng chịu ảnh hưởng kép vì vừa là đối tượng trực tiếp, vừa qua khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy, hoạt động quản lý rủi ro không thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thứ hai, khách hàng doanh nghiệp vì những lý do chủ quan hay bất khả kháng không thực hiện đúng hợp đồng tín dụng khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.
Một số doanh nghiệp thời kỳ này kinh doanh thua lỗ và khó khăn trong việc trả nợ mặc dù khi bắt đầu cho vay đều là những khách hàng được xếp hạng cao với phương án sản xuất kinh doanh tốt. Điều này đều nằm ngoài dự tính của của doanh nghiệp và ngân hàng, khiến cho nợ xấu ngân hàng tăng cao, quản lý rủi ro không đem lại tác dụng.
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp dựa vào tình hình kinh tế khó khăn chung mà thoái thác không chịu trả nợ hoặc không có thiện chí với ngân hàng trong việc tìm biện pháp giải quyết, coi đó là công việc thuộc về phía ngân hàng. Mặc dù có tài sản đảm bảo như bất động sản cũng rất khó khăn trong việc phát mại tài sản để thu nợ. Những điều bất thường này, kết hợp với dự đoán xu hướng không tốt chính là minh chứng cho việc quản trị rủi ro không tốt.
Thứ ba, hệ thống thông tin tín dụng còn khá hạn chế, sự thiếu minh bạch, công khai hóa thông tin của doanh nghiệp, làm cho ngân hàng không có nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy.
Thông tin thiếu hoặc có độ tin cây không cao đều khiến cho mọi khâu công việc trong quản lý rủi ro tín dung đều gặp khó khăn và đưa ra những kết quả, báo cáo không chính xác. Thông tin mà ngân hàng hiện nay có được chủ yếu thông qua hai kênh là khách hàng cung cấp và trung tâm thông tin tín dung CIC. Hai nguồn thông tin này đều khá hạn chế nhất là với những khách hàng mới lại là những doanh nghiệp nhỏ mà thông tin tài chính không công khai, báo cáo tài chính không rõ ràng.
Thứ tư, môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và quản lý tín dụng của các NHTM nói riêng chưa đầy đủ, đồng bộ và hay thay đổi.
Hiện nay nhìn chung vẫn thiếu những văn bản quy phạm pháp luật để ngân hàng có thể hoạt động trong cơ chế thị trường một cách thực sự, nhất là trong lĩnh vực tín dung, thanh toán, kế toán, thương mại điện tử. Các luật, thậm chí các văn bản dưới luật như các nghị định, thông tư,... cũng không cụ thể, phải chờ có hướng dẫn mới có thể thực thi được, hoặc có những qui định, hướng dẫn không
thống nhất, gây khó khăn cho hoạt động cũng như việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh ngân hàng. Chính do hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của Việt Nam chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế nên đã làm tăng tính rủi ro của nền kinh tế Việt Nam và ít nhiều trở thành lực cản quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng.
CHƯƠNG III