Hoạt động đo lường rủi ro, xếp hạng tín dụng khách hàng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 42)

- Phương pháp địnhilượng (hay mô hình điểm số tín dụng):

a,Hoạt động đo lường rủi ro, xếp hạng tín dụng khách hàng

Tuy mô hình điểm số Z là mô hình chấm điểm mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, rất hữu ích trong quá trình quản lý rủi ro tín dung doanh nghiệp nhưng nó vẫn chưa được các ngân hàng thương mại ở Việt Nam áp dụng rộng rãi. Tại ngân hàng TMCP Phương Nam Hà Nội cũng chưa tiến hành chấm điểm khách hàng doanh nghiệp theo mô hình chấm điểm Z. Công tác thẩm định khoản tín dung ngân hàng sử dụng mô hình 6C để đánh giá định tính khách hàng.

Nhìn chung, xếp hạng khách hàng tại đây còn dựa vào các mô hình định tính nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc xếp hạng khách hàng, ngân hàng cũng đã xây dựng cho mình một hệ thống chấm điểm tín dung riêng, áp dụng nôi bộ cho ngân hàng mình. Ngân hàng chọn lọc các doanh nghiệp vay vốn thông qua hệ thống chấm điểm tín dung nhằm xác định mức độ rủi ro từ đó có chính sách cho vay phù hợp với từng mức độ rủi ro của khách hàng. Hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng là tổ chức kinh tế được thực hiện bằng việc xác định ngành kinh tế; quy mô, loại hình sở hữu của doanh nghiệp; các chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính; các chỉ tiêu phi tài chính; tổng hợp điểm và xếp hạng. Kết quả xếp hạng tín dung nội bộ phân loại khách hàng thành 7 hạng: A*, A, B, C, D, E, F. Dưới đây là bảng phân loại khách hàng doanh nghiệp do NH TMCP Phương Nam phát hành bao gồm 7 nhóm khách hàng:

Bảng 2.3: Bảng phân loại các nhóm khách hàng doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro

Yếu tố

Định tính Định lượng

Nhóm I: Chất lượng cao

- Doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, triển vọng phát triển, thiện chí trả nợ tốt. Doanh nghiệp và ngân hàng có mối quan hệ tín dung tốt và vững chắc. - Có đủ tài sản đảm bảo cần thiết cho khoản vay

Doanh nghiệp được xếp nhóm A*,A Nhóm II: Chất lượng tốt

- Thực hiện tốt các nghĩa vụ trả nợ, trả lãi đúng hạn. - Có đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Doanh nghiệp được xếp nhóm A*,A,B Nhóm III:

Chất lượng

- Chưa đáp ứng đủ yêu cầu về TSĐB, tuy nhiên tất cả các tài sản đảm bảo của doanh nghiệp này có thể

Doanh nghiệp được xếp

đạt yêu cầu chuyển đổi được để thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính qua thanh lý.

- Dư nợ lớn hơn so với giá trị thuần của nguồn vay vốn.

nhóm A,B

Nhóm IV: Cần theo dõi

- Xuất hiện một số khoản tín dung quá hạn trả nợ gốc hoặc lãi từ 10-30 ngày.

- Có dấu hiệu gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Có dấu hiệu tài chính không tốt, như: thất thoát trong kinh doanh

- Khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng phụ thuộc vào khả năng thanh khoản của TSĐB - Thiếu các thông tin tài chính

- Khoản vay phải gia hạn do khách hàng tạm thời chưa trả được nợ

- TSĐB chưa đủ cho khoản vay. iiiiiiiii

Doanh nghiệp được xếp nhóm C,D Nhóm V : Kém chất lượng

- Nhóm doanh nghiệp có các khoản vay quá hạn trả gốc và lãi từ 1-3 tháng

- TSĐB không đủ cho khoản vay.

Doanh nghiệp được xếp nhóm C,D,E Nhóm VI:

Khó đòi

- Doanh nghiệp quá hạn trả nợ gốc và lãi quá 3 tháng. - Khoản tín dung có thể bị thất thoát lãi thậm chí có thể mất một phần nợ gốc nhưng vẫn có thể hy vọng thu hồi nợ thông qua xử lí TSĐB

- TSĐB không đủ cho khoản vay

Doanh nghiệp được xếp nhóm D,E

NhómVII: Mất vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng trả được nợ iiiii

- Việc thu hồi chỉ có thể thực hiện thông qua giải pháp duy nhất là xử lý TSĐB bằng các vụ kiện pháp lý ra toà, song khả năng thu hồi là rất ít

Doanh nghiệp được xếp nhóm E,F

(Nguồn: Sổ vay tín dụng-ngân hàng thương mại cổ phân Phương Nam) Dựa vào bảng phân loại này, chi nhánh sẽ có những chính sách cho vay hợp lý đối với từng đối tượng DN. Đây là một trong những biện pháp quan trọng chi

nhánh đã áp dụng để đo lường rủi ro và quyết định cấp tín dung đối với khách hàng doanh nghiệp tuy nhiên vẫn chưa thực sự hiệu quả. Bảng phân loại khách hàng vẫn chưa cụ thể chi tiết để xếp loại doanh nghiệp. Với mỗi nhóm khách hàng lại có tới 2,3 mức điểm. Như vậy, có thể những doanh nghiệp có đặc điểm tương tự nhau có thể lại được chấm ở 2,3 mức điểm khác nhau và việc tính điểm chỉ mang tính tương đối. Căn cứ vào bảng xếp loại trên, tại ngân hàng Phương Nam Hà Nội, ngân hàng tương đối thận trọng và chỉ cho vay đối với những khách hàng được đánh giá ở nhóm A*, A, B. Vì vậy, những khoản vay mới phát sinh của ngân hàng đều ở nhóm có xếp hạng cao. Ngân hàng không được linh hoạt trong việc đánh giá lại xếp hạng khách hàng, nên thường nếu không có biến cố phát sinh liên quan đến việc trả nợ thì xếp hạng doanh nhiệp ít bị thay đổi. Tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp là khách hàng cũ có phát sinh nợ quá hạn và được xếp hạng tín nhiệm thấp như công ty An Phú, Công ty Vạn Lợi…

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 42)