Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 69)

b) Nợ xấu theo thời hạn

3.2.6 Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng

Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng là yếu tố cơ bản, quyết định chất lượng tín dụng. Cán bộ tín dụng là người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Trình độ nghiệp vụ có cao thì mới có khả năng nhận định khách hàng tốt hay xấu, dự án kinh doanh khả thi hay không khả thi,…Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng được xem là công tác mang tính chiến lược, phải tiến hành thưỡng xuyên, đó là nền móng để ngân hàng phát triển bền vững, hiệu quả.Chi nhánh cần tiếp tục xây dựng chế độ khen thưởng hợp lý hơn nhằn khuyến khích cán bộ tín dụng hăng hái, nhiệt tình trong công việc bên cạnh đó phải có chế độ kỉ luật và xử lý nghiêm minh nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Thực hiện công bằng là biện pháp tạo động lực trong lao động, làm trong sạch đội ngũ cán bộ.

Những năm qua, hoạt động cho vay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế, để giải quyết vấn đề này cần tăng cường công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư. Nhằm đầu tư, tạo điều kiện cho sản xuất theo chiều sâu, đưa thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa, chăn nuôi gia súc- gia cầm, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật như thủy lợi, phương tiện đường giao thông nông thôn phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá, nông sản cũng như đi lại của người dân được dễ dàng, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, làm khơi dậy tiềm năng sẵn có của địa phương.Đối với nợ xấu, nợ rủi ro, nợ tồn đọng phải tăng cường phân tích nợ, có biện pháp phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đòi hỏi phải có sự thống nhất cũng như nỗ lực của tất cả các cán bộ trong chi nhánh. Ban lãnh đạo phải có kỷ luật, khen thưởng kịp thời tạo được động lực làm việc cho nhân viên trong ngân hàng.Cần nâng cao trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế, phân loại khách hàng, mục đích vay và khả năng tài chính là như thế nào, có khả năng thu hồi nợ đúng hạn hay không. Cơ cấu đầu tư phải hợp lý, khai thác tối đa lợi thế địa bàn hiện có, cần mở rộng hay thu hẹp cho vay theo ngành nghề ở địa phương, xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước sao cho có hiệu quả nhất.Giữ vững kỹ cương, kỹ luật trong quá trình chỉ đạo điều hành, đoàn kết trong nội bộ, bám sát vào chương trình công tác mà chi nhánh đã đề ra và quyết tâm thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ chung.

Kết hợp nhiều phương thức cho vay sẽ giúp cho khách hàng lựa chọn được một loại hình vay phù hợp nhất với phương án sản xuất cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, tức là mở rộng tín dụng nhưng phải đảm bảo chất lượng tín dụng. Còn ngân hàng sẽ thu được nợ đúng hạn và thu hút được nhiều khách hàng hơn từ đó góp phần tăng doanh số cho vay cũng như đem lại lợi nhuận và uy tín cho NH, từ đó quy mô của ngân hàng được mở rộng hơn. NH có thể kết hợp cho vay sản xuất nông nghiệp, mua máy móc và tiêu dùng để tăng mức dư nợ cho ngân hàng, hạn chế được nợ xấu, nợ khó đòi,... Bám sát các chương trình, dự án trọng điểm ở địa phương chẳng hạn chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hoá nông thôn.

Quản lý để hạn chế rủi ro trong công tác thu hồi nợ luôn là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Bởi vì, nó ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong quá trình trước, trong và sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải kiểm tra hồ sơ cho vay, thẩm định các phương án sản xuất thật kỹ trước khi cho vay để giảm thiểu các rủi ro trong khi cho vay. Mặt khác, thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của ngân hàng để xem khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả hay không từ đó có các biện pháp tích cực để giảm thiểu rủi ro về các món nợ xấu và thu nợ được đúng hạn và đầy đủ. Nếu công tác thẩm định và kiểm tra không được đầy đủ và chính xác thì rủi ro xảy ra với các món vay là điều không thể tránh khỏi.Khi tiến hành cho vay nhất là đối với hộ nông dân, do trình độ dân trí của nông dân còn thấp, ít hiểu biết nhiều trong quan hệ kinh tế cũng như các thủ tục vay vốn ngân hàng, vì vậy đơn giản hóa thủ tục cho vay, tránh rườm rà cho nông dân, gây tâm lý khó khăn làm bà con nông dân không dám vay vốn NH. Đơn giản thủ tục vay vốn trên cơ sở cần phải đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ. Cần nhanh chóng trong các khâu cho vay và các hoạt động giao dịch khác tránh để khách hàng đợi chờ.

Ngoài ra cần mở rộng việc huy động vốn cần thông qua các tổ chức trung gian như: Hội phụ nữ, Hội nông dân,... vì các tổ chức này là người gần dân hiểu dân nhất và việc giao dịch cũng sẽ nhanh chóng hơn, khách hàng và ngân hàng cũng sẽ tiết kiệm được thời gian. Trong việc mở rộng đầu tư tín dụng các tổ chức trên đã đóng góp quan trọng và làm được, thì vấn đề huy động vốn thông qua tổ chức này cũng sẽ làm được.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w