Doanhsố thu nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 46)

Hiệu quả sử dụng vốn được phản ánh thông qua khả năng trảnợ đúng thời hạn đã cam kết của khách hàng với ngân hàng được thể hiện một phần thông qua doanh số thu nợ hàng năm của Chi nhánh. Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy:

Đối với doanh số thu nợ theo khối doanh nghiệp ta nhận thấy nó chiếm một tỷ trọng rất thấp, trung bình chỉ vào khoảng 19,28% nhưng có xu hướng tăng cao về doanh số qua 03 năm. Cụ thể, năm 2012 doanh số thu nợ là 50.257 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,32% trong tổng doanh số thu nợ năm 2012. Trong năm 2013, doanh số thu nợtăng 39.832 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 79,25% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng khoảng 19,48% trong tổng doanh số thu nợ năm 2013. Đến ngày 31/12/2014 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 57.172 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với một tỷ lệ khá cao là 63,46%.

Bên cạnh đó, góp phần vào tăng cao doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế phải kể đến đó là doanh số thu nợ đối với hộ gia đình- cá thể. Nhìn chung, doanh số thu nợ theo thành phần này tăng cao qua các năm, mặc dù tỷ trọng qua các năm có giảm nhưng không nhiều và nó vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao, vào khoảng 81,72% trong tổng doanh số thu nợ qua 03 năm. Bắt đầu là vào năm 2012, doanh số này đạt được 196.968 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 81,86% trong tổng doanh số thu nợ năm

Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp

2012. Năm 2013tăng so với năm 2012 là 175.246 triệu đồng, nhưng tỷ trọng trong tổng cơ cấu doanh số thu nợ thì giảm đi chỉ chiếm 80,52%, tức là giảm đi khoảng 1,34% so với tỷ trọng năm 2012. Sang năm 2014, thì doanh số thu nợ tăng lên 61,71% so với năm 2013, nhưng tỷ trọng trong tổng doanh số thu nợ giảm xuống còn 80,34%.

Như vậy, tình hình thu nợ của chi nhánh đã có những bước tiến so với năm trước. Điều này chứng tỏ hoạt động của chi nhánh ngày càng đi vào ổn định và đạt hiệu quả cao, đầu tư vào đúng mục đích trong công tác thu nợ nhằm đảm bảo cho đồng vốn quay vòng nhanh, nâng cao hiệu quả hoạt động trong kỳ tiếp theo. Chi nhánh cần phát huy hơn nữa khả năng thu hồi nợ nhằm làm giảm nợ xấu cũng là giảm rủi ro trong kinh doanh.

Nhìn chung sự gia tăng doanh số thu nợ là do ngân hàng có chính sách thu hồi nợ đúng đắn và thẩm định tốt các dự án đầu tư cũng như các món vay, cho vay có đảm bảo thế chấp, cầm cố tài sản và dễ thu hồi. Vì vậy, ngân hàngđảm bảo các nguồn thu vững chắc để thu hồi nợ. Năm 2014, chi nhánh đã thu hồi được những khoản nợ còn tồn đọng, thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro.

2.2.2.3 Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. Nó phản ánh trong thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay Ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn (hệ số này đối với NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thuận Thành trung bình khoảng 85,09% trong 03 năm 2012, 2013, 2014).

Bảng 2.5 Hệ số thu nợ qua tại chi nhánh qua 03 năm 2012- 2013- 2014.

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/201 2 2014/201 3 1. Doanh số thu nợ 274.225 462.303 749.183 188.078 286.880

Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp

2. Doanh số cho vay 319.248 619.951 795.464 300.703 175.513

3.Hệ số thu nợ 85,90 74,57 94,18 -11,33 19,61

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh Agribank chi nhánh huyện Thuận Thành) Qua bảng số liệu ở bảng 2.5 cho thấy hệ số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Thuận Thành luôn vượt mức trung bình, năm 2012 là 85,90%, năm 2013 giảm xuống nhưng không giảm mạnh nên đạt trên trung bình là 74,57% và năm 2014 tăng trưởng trở lại đạt đến 94,18%, điều này cho thấy uy tín của NHNo&PTNT huyện Thuận Thành rất cao.

Có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng đối tượng, làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra sau khi cho vay, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi nợ gần đến hạn nên kết quả thu hồi nợ mới tốt như vậy. Điều kiện tự nhiên - xã hội cũng có vai trò quyết định không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, cho thấy đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và ngành nghề khác phục vụ cho nông hộ là một giải pháp đúng của NHNo&PTNT huyện Thuận Thành.

2.2.2.4 Tình hình dư nợ

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cho biết ngân hàng còn bao nhiêu tiền phải thu về cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của Ngân hàng đối với khách hàng có tăng hay không.

Ta xem xét tình hình dư nợ qua 03 năm của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thuận Thành qua bảng số liệu ở bảng 2.6.

Nguyễn Thị Minh Huệ Lớp

Bảng 2.6 Tình hình dư nợ tại chi nhánh giai đoạn 2012-2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012Chênh lệch 2014/2013Chênh lệch Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền TL (%) Số tiền (%)TL Theo thời hạn Ngắn hạn 275.654 83,35 318.809 82,93 359.990 83,61 43.155 15,66 41.181 12,92 Trung hạn 55.057 16,65 65.633 17,07 70.568 16,39 10.576 19,21 4.935 7,52 Theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp 126.757 38,33 144.577 37,61 143.7 33,37 17.820 14,41 -908 -0,62 Hộ gia đình - cá thể 203.954 61,67 239.865 62,39 286.9 66,63 35.911 17,61 47.024 19,60 Tổng cộng 330.711 100 384.442 100 430.6 100 53.731 16,25 46.116 12

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện ThuậnThành)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 46)

w