Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 51)

Qua bảng số liệu ở bảng 2.6 ta thấy thành phần kinh tế doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ qua 03 năm, trung bình chỉ vào khoảng 36,45%, mặt khác có xu hướng tăng giảm thất thường về doanh số dư nợ qua các năm. Cụ thể, năm 2012 dư nợ của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 38,33% trong tổng dư nợ năm 2012. Năm 2013 dư nợ khối doanh nghiệp tăng 17.820 triệu đồng so với năm 2012 tương đương với tỉ lệ tăng là 14,41%, tỷ trọng giảm xuống, chiếm khoảng 37,61% trong tổng dư nợ. Năm 2014 dư nợ ở thành phần kinh tế này có xu hướng giảm nhẹ, với tỉ lệ giảm là 0,62% so với năm 2013, tỷ trọng giảm so với tỷ trọng năm 2013, đạt được 4,24%.Dư nợ đối với thành phần hộ gia đình- cá thể năm 2012 đạt 203.954 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay năm 2012 với tỷ lệ 61,67%. Sang năm 2013 dư nợ này tăng 35.911 triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ tăng tương đối là 17,61%, đạt 239.865 triệu đồng. Đến năm 2014 dư nợ của hộ gia đình- cá thể lại tăng lên 19,60% so với năm 2012, tức là tăng tuyệt đối là 47.035 triệu đồng. Nhìn chung dư nợ đối với hộ gia đình- cá thể đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đều nhau.

Qua phân tích, dư nợ của các thành phần kinh tế tại chi nhánh tăng qua các năm đối với hộ gia đình- cá thể và tăng giảm thất thường đối với doanh nghiệp. Sở dĩ dư nợ hộ gia đình- cá thể tăng là do doanh số cho vay thành phần kinh tế

này qua các năm đều có sự gia tăng. Trong đó, tuy dư nợ của hộ cá thể chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ nhưng dư nợ các doanh nghiệp tư nhân lại có tốc độ tăng cao hơn dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với dư nợ các hộ cá thể. Còn với doanh nghiệp nguyên nhân giảm nhẹ trong năm 2014 là do ảnh hưởng của nền kinh tế khiến các doanh nghiệp sản suất kinh doanh khó khăn hơn. Điều này đã ảnh hưởng đến dư nợ của khối doanh nghiệp trong năm đó.Nói tóm lại, doanh số dư nợ của chi nhánh dù phân tích theo thời hạn hay thành phần kinh tế đều cho thấy có sự gia tăng qua các năm, đánh giá phần nào công tác thu hồi nợ được kịp thời, cán bộ tín dụng làm việc được hiệu quả, khả năng xoay chuyển đồng vốn của ngân hàng được thuận lợi và nhanh chóng, góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và khách hàng.

2.2.2.5 Dư nợ trên tổng vốn huy động

Để rõ hơn về thực trạng dư nợ ta xem xét thêm chỉ tiêu dư nợ trên tổng huy động vốn sau đây bảng 2.7 sau đây:

Bảng 2.7 Dư nợ trên tổng vốn huy động tại chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014 ĐVT: triêu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/201 2 2014/201 3 1. Dư nợ 233.711 384.442 430.558 150.731 46.116 2. Tổng vốn huy động 297.586 423.337 591.280 126.751 167.943 3.Dư nợ trên tổng vốn huy

động(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh Agribank chi nhánh huyện Thuận Thành)78,54 90,81 72,82 12,27 -11,99

Từ bảng 2.7 giúp ta so sánh khả năng cho vay của NH và nguồn vốn tự huy động. Cụ thể năm 2012, chỉ tiêu này là 78,54%, đến năm 2013 tăng lên 90,81%. Năm 2014 giảm còn 72,82%, giảm 17,99% so với năm 2013. Nhìn chung chỉ tiêu này tăng trong năm 2013 và giảm xuống trong năm 2014. Có nghĩa là tỷ lệ tham

gia của vốn huy động vào dư nợ giảm năm 2013 và tăng lên trong năm 2014. Tuy tỷ lệ vốn huy động tham gia vào dư nợ còn thấp (tốc độ tăng của vốn huy động không nhanh bằng tốc độ tăng của dư nợ) nhưng NH đã áp dụng nhiều hình thức huy động thích hợp nhằm tăng nguồn vốn huy động, xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, quyết định sự tồn tại của NHNo&PTNT huyện Thuận Thành nên vốn huy động tham gia vào dư nợ dần được cải thiện trong năm 2014.Mặc dù NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Thuận Thành sử dụng vốn vay NH cấp trên là chủ yếu, nhưng dư nợ vẫn tăng hàng năm là do nhu cầu vay vốn trên địa bàn là rất cao, trong khi đó khả năng huy động vốn tại chỗ của NH còn hạn chế, chiếm tỷ lệ không nhiều so với doanh số cho vay tại NH. Do phải trả lãi suất cho vốn điều hòa cao làm tăng lãi suất đầu vào, làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Mặt khác có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng hoạt động trên cùng địa bàn tăng lãi suất huy động vốn để thu hút khách hàng gửi tiền vào tổ chức mình, từ đó thị phần bị chi phối thu hẹp. Bên cạnh đó, đời sống một bộ phận dân cư còn nghèo, do đó công tác huy động vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc đầu tư vốn phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn, với khối lượng đầu tư lớn như vậy đã giúp cho các thành phần kinh tế, nhất là hộ nông dân đủ vốn để sản xuất, khơi dậy tiềm năng lao động sẵn có tại địa phương, hạn chế và đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi trên địa bàn huyện Thuận Thành.

2.2.2.6 Nợ xấu

Nợ xấu là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của NH, nó phản ánh mức độ hiệu quả tín dụng, chứng tỏ năng lực quản lý của đội ngũ, nhân viên ngân hàng đó có tốt hay không, từ đó tăng sức cạnh tranh, hoạt động NH được bền vững hơn. Ta sẽ phân tích điều này thông qua bảng số liệu 2.8 sau đây:

Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được tổng kết trong bảng 2.8 cho ta thấy tỉ lệ này tăng trong năm 2013 nhưng lại giảm xuống vào năm 2014. Cụ thể năm 2012, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,1%. Đến năm 2013 tỉ lệ này là 0,176%, so với năm 2012 thì

tăng lên 0,076%. Nguyên nhân làm cho tỉ lệ nợ xấu năm 2013 tăng như thế là do điều kiện tự nhiên khó khăn, thêm vào đó sản xuất bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế chung của đất nước, cùng với đó là nhiều bệnh dịch xảy ra liên tục. Đến năm 2014, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 0,119%, so với năm 2013 thì giảm 0,057%. Ta nhận thấy dư nợ của Ngân hàng giảm tăng liên tục qua các năm nhưng ta nhận thấy tỷ lệ nợ xấu còn ở mức thấp, trung bình vào khoảng 0,131%. Đây là tỷ lệ tương đối thấp so với mục tiêu của Ngân hàng cố gắng đạt dưới 1% và thấp hơn nhiều so với mức cho phép của NHNo&PTNT Tỉnh (4%). Cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng không ngừng được nâng cao qua các năm.

Bảng 2.8 Tình hình nợ xấu qua tại chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012Chênh lệch 2014/2013Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) Theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp 100 29,94 320 47,20 200 39,14 220 220 -120 -37,50 Hộ gia đình- cá thể 234 70,05 358 52,80 311 60,86 124 52,99 -47 -13,13 Theo thời hạn Ngắn hạn 65 19,46 596 87,90 431 84,43 531 816,92 -165 -27,68 Trung hạn 269 80,54 82 12,10 80 15,67 -187 -69,51 -2 -2,4 Nợ xấu 334 100 678 100 511 100 334 100 -167 -24,63 Tổng dư nợ 330.711 384.442 430.558 53.731 46.116

Nợ xấu trên tổng dư nợ 0,1 0,176 0,119 -0,058 0,07

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thuận Thành)

Để hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu ta phân chia nợ xấu theo thành phần kinh tế và theo thời hạn. Trước hết ta xem xét:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 51)

w