Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 56)

Đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp thì trong 3 năm đều chiếm tỷ trọng nợ xấu thấp hơn so với thành phần hộ gia đình- cá thể. Đồng thời tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm có xu hướng tăng giảm không đều. Trong năm 2012 nợ xấu của thành phần này là 100 triệu đồng tương ứng chiếm 29,94% trong tổng nợ xấu của năm. Đến năm 2013 nợ xấu tăng mạnh so với năm 2012 là 220% tương ứng với số tiền là 220 triệu đồng. Không những thế tỷ trọng nợ xấu của năm 2013 cũng tăng lên 47,20% cao hơn so với 2012 là 17,26%. Đến năm 2014 nợ xấu của thành phần kinh tế này giảm còn là 200 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,14% trong tổng nợ xấu. Nợ xấu năm 2014 của thành phần kinh tế này đã giảm đi 120 triệu so với năm 2013 ứng với số tỷ lệ giảm đi là 37,50%. Nguyên nhân dẫn đến số nợ xấu tăng khá cao trong năm 2013 là do việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp vô cùng khó khăn, làm ăn thua lỗ dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải phá sản trong năm và không còn khả năng trả nợ.

Đối với hộ gia đình- cá thể, nợ xấu trong năm 2012 là 234 triệu đồng. Sang năm 2013 nợ xấu tăng lên 358 triệu đồng, so với năm 2012 là tăng khoảng 52,99%. Nhưng đến năm 2014, nợ xấu đối với thành phần này giảm còn 311 triệu đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng là 13,13%. Nợ xấu đối với hộ gia đình- cá thể tăng lên trong năm 2013 là do tình hình thiên tai (chủ yếu là do rầy nâu và bệnh vàng lùn xoắn lá trên cây lúa), bệnh lở mồm long móng, tai xanh trên heo, bò, dịch cúm gia cầm, thêm vào đó là giá cả sản phẩm nông sản lại giảm thấp. Tình hình này đã ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của người dân, chính vì vậy mà một số hộ vay gặp khó khăn trong việc trả nợ vay cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 56)

w