Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng:
Khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ trực tiếp gặp cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn của mình để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục vay vốn. Cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu sơ bộ những thông tin liên quan đến khách hàng. Từ đó hướng dẫn cho khách hàng một cách cụ thể, đầy đủ về các điều kiện cũng như thủ tục vay vốn của Ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành. Sau khi tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ yêu cầu khách hàng nộp các loại giấy tờ cần thiết, ví dụ:
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hoặc thể nhân của khách hàng.
- Đối với pháp nhân: Giấy phép thành lập, quyết định thành lập côngty...
Nếu đầy đủ các giấy tờ thì cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình sơ bộ về khách hàng, trình lên Trưởng (Phó) phòng nghiệp vụ kinh doanh, trong đó nêu rõ ý kiến và lý do đề xuất tiếp tục thẩm định cho vay hoặc từ chối cho vay.
Bước 2: Thẩm định cho vay:
Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định các vấn đề sau:
- Năng lực pháp lý của khách hàng: cán bộ tín dụng sẽ xem xét, kiểm tra khách hàng dựa trên những giấy tờ mà Ngân hàng đã yêu cầu khách hàng nộp, qua đó sẽ quyết định khách hàng có đủ điều kiện để được vay vốn hay không.
- Tình hình tài chính của khách hàng:
+ Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phương án sử dụng vốn của khách hàng. Thẩm định và đánh giá tình hình tài chính của đơn vị.
+Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố thì việc đầu tiên là xem xét các giấy tờ liên quan đến tài sản có đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp không, có nằm trong khu vực quy hoạch hay giải tỏa không.
+ Thẩm định thực tế: cán bộ tín dụng sẽ đi khảo sát nơi sản xuất kinh doanh để xem xét tình hình hoạt động thực tế của khách hàng: việc kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, cách thức tố chức quản lý sản xuất kinh doanh,... Ngoài ra cán bộ tín dụng còn phải xem xét tài sản thế chấp, cầm cố có đúng, phù hợp với những giấy tờ mà khách hàng đã xuất trình hay không cũng như tình trạng hiện tại của nó.
Sau khi đã nghiên cứu, thẩm định tỉ mỉ và toàn diện về khách hàng và hồ sơ vay, cán bộ tín dụng sẽ lập Báo cáo kết quả thẩm định món vay.
- Báo cáo thấm định kết quả món vay cùng với toàn bộ hồ sơ xin vay vốn của khách hàng sẽ được trình lên Trưởng phòng nghiệp vụ kinh doanh.
Bước 3: Xét duyệt cho vay:
Trưởng phòng nghiệp vụ kinh doanh xem xét lại hồ sơ, thẩm định lại các chỉ tiêu đã được cán bộ tín dụng tính toán, sau đó ghi ý kiến vào Báo cáo thẩm định kết quả món vay cho vay hoặc không cho vay rồi trình bộ hồ sơ lên Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc).Giám đốc sẽ căn cứ vào Báo cáo thẩm định kết quả món vay có chữ ký của cán bộ tín dụng, Trưởng phòng nghiệp vụ kinh doanh và hồ sơ của khách hàng để quyết định cho vay hay không cho vay.
Bước 4: Hướng dẫn khách hàng đi công chứng, đi công chứng và ký hợp đồng tín dụng:
Sau khi đã được Giám đốc duyệt cho vay, cán bộ tín dụng sẽ làm hồ sơ baogồm:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắnliềnvới đất. - Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm.
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất,tài sản gắn liền vớiđất. Hồ sơ này khách hàng sẽ đi xác nhận ở phường hoặc mang đi công chứng.Sau khi đã đi chứng phường hoặc đi công chứng, khách hàng nộp lại toàn bộ hồ sơ tài sản thế chấp cho ngân hàng, để cán bộ tín dụng kiếm tra lại. Khi các thủ tục đã hoàn tất thì cán bộ tín dụng sẽ lập Hợp đồng tín dụng.
Bước 5: Giải ngân:
Bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng sau khi đã được trình ký đầy đủ thì cán bộ tín dụng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ cho Phòng kế toán - ngân quỹ. Bộ phận ngân quỹ tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng. Với món vay < 30 triệu đồng, khách hàng sẽ giữ sổ vay vốn để khi đến hạn sẽ cầm sổ đến Ngân hàng trả nợ gốc và lãi. Còn với những món vay trên 30 triệu đồng có tài sản làm đảm bảo, khách hàng sẽ giữ 1 hợp đồng tín dụng, 1 hợp đồng thế chấp tài sản và giấy biên nhận thế chấp.
Bước 6: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay:
Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải chú trọng công tác kiểm tra sau khi cho vay để xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không, theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính. Đối với cho vay có tài sản làm đảm bảo, cán bộ tín dụng phải xem xét việc khai thác sử dụng tài sản có làm hư hại hoặc giảm chất lượng, giá trị tài sản hay không, định giá lại giá trị tài sản theo thời giá và hiện trạng.
Bước 7: Thu nợ- thu lãi:
Việc thu lãi và thu nợ được tiến hành theo đúng thủ tục trong hợp đồng. Trước khi đến hạn thu nợ, cán bộ tín dụng phải gửi giấy báo nợ đến hạn cho khách hàng, đồng thời tìm hiểu xem khách hàng có thể trả nợ vay được hay không để tìm biện pháp thu hồi nợ vay hoặc gia hạn nợ vay. Khi khách hàng đóng lãi trễ hạn thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng. Tiền lãi chưa thu sẽ được áp dụng lãi phạt nhưng hạch toán vào tài khoản ngoại bảng đe thu dần, không nhập lãi vào nợ gốc.Khi đến hạn mà khách hàng chưa trả được nợ vì một lý do nào đó có thế chấp nhận được trong khi tình hình hoạt động kinh doanh vẫn được tiếp tục thì khách hàng có thể đến ngân hàng để xin gia hạn nợ.
Bước 8: Thanh lý hợp đồng, giải chấp tài sản thế chấp, cầm cố và tất toán hồ sơ vay:
Khi khách hàng đã trả hết nợ, bộ phận tín dụng sẽ lập văn bản đề nghị trả các giấy tờ liên quan đến quyền sỡ hữu và quyền sử dụng tài sản thế chấp của
khách hàng. Giám đốc sẽ căn cứ vào đề nghị của bộ phận tín dụng có xác nhận của bộ phận kế toán để phê duyệt giải chấp. Sau đó bộ phận kho quỹ xuất kho trả lại các giấy tờ đã giữ của khách hàng. Cán bộ tín dụng lập thông báo giải chấp tài sản thế chấp gửi đến các cơ quan có liên quan. Sau đó bộ phận kế toán lập phiếu xuất ngoại bảng, kết thúc hồ sơ vay và tất toán tài khoản.
2.1.6 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánhhuyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014