- Hóa đơn GTGT (Phụ lục số 05): Do phòng kinh doanh lập khi hàng đã xuất cho khách, căn cứ vào phiếu xuất kho lập hóa đơn GTGT làm 3 liên giống
111, 112 TK 131 TK 5111 TK 156 TK 632 (7a)
4.3 Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thăng Long
Thuật Thăng Long
Qua quá trình thực tập tại công ty, cùng những lý luận nghiên cứu trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, tôi nhận thấy kế toán bán hàng tại công ty bên cạnh những thành công đã đạt được thì vẫn còn một số tồn tại hạn chế. Khắc phục những tồn tại đó sẽ hoàn thiện công tác kế toán tại công ty nói chung và kế toán bán hàng nói riêng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để đảm bảo hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thăng Long mang tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty và kiểm soát của Nhà nước luận văn đã đưa ra các yêu cầu cơ bản có tính nguyên tắc của việc hoàn thiện kế toán bán hàng như sau:
- Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty phải phù hợp với với yêu cầu quản lý của Nhà nước, tuân thủ các quy định trong chuẩn mực, chế độ kế toán…
- Hoàn thiện kế toán bán hàng phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu câu quản lý, trình độ nhân lực của công ty.
- Hoàn thiện kế toán bán hàng phải đảm bảo trình bày và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, phù hợp với người sử dụng thông tin.
- Hoàn thiện kế toán bán hàng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu hiệu quả và mang tính khả thi.
Qua quá trình nghiên cứu lý luận cũng như tìm hiểu thực tế kế toán hàng tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thăng Long, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế tồn tại trong kế toán bán hàng tại công ty như sau:
Theo quy định trong chế độ kế toán theo QĐ 48, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phải hạch toán vào TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”
* Chứng từ kế toán sử dụng:
Sử dụng các Hóa đơn CKTM, Hóa đơn giảm giá hàng bán, Biên bản nhận lại hàng hóa (theo mẫu hướng dẫn trong phụ lục số 14- 16), phiếu nhập kho, phiếu chi…
* Tài khoản sử dụng:
Hiện nay, công ty không sử dụng các tài khoản giảm trừ doanh thu. Để đảm bảo tuân thủ đúng chế độ kế toán, công ty nên đưa các tài khoản giảm trừ doanh thu TK 521(1 ,2, 3) vào hệ thống tài khoản sử dụng của công ty, để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu, thể hiện đúng bản chất của nghiệp vụ về chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại.
Nội dung, kết cấu TK 521 như đã trình bày trong mục 2.3.2.2/Trang 15. * Trình tự hạch toán các nghiệp vụ: 111, 112, 131 521(1,2,3) 511 (1) (3) (2a) 33311 (2b)
Sơ đồ 4.1: Trình tự hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
157 632
Hàng bán bị trả lại nhập kho 157
Hàng trả lại nhập kho Khách gửi hàng trả lại Sơ đồ 4.2: Trình tự hạch toán hàng bán bị trả lại về nhập kho
(1): Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại (có thuế GTGT) của đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
(2a): Khoản chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán (không có thuế GTGT) của đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
(2b): Thuế GTGT của số CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
(3): Cuối kỳ, kết chuyển tổng số CKTM, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng trả lại phát sinh trong kỳ sang TK 511.
* Sổ kế toán
Bổ sung Số Cái các 521 “Các khoản trừ doanh thu” theo mẫu S03b- DNN, Sổ chi tiết TK 5212 “Chiết khấu thương mại”, sổ chi tiết TK 5212 “Hàng bán bị trả lại”, Sổ chi tiết TK 5213 “Giảm giá hàng bán” theo mẫu S20- DNN theo chế độ kế toán ban hành.
Thứ hai, hoàn thiện dự phòng nợ phải thu khó đòi
Theo số liệu thu thập tại công ty: Tổng số nợ phải thu của khách hàng tính tại thời điểm ngày 31/12/2008 là: 1.105.183.535 trong đó số nợ quá hạn ghi trên hợp đồng là 626.518.268 chiếm 56,7% tổng số nợ phải thu của khách, tại thời điểm ngày 31/12/2009 là 956.041.988 trong đó số nợ quá hạn ghi trên hợp đồng là: 402.116.525 chiếm 42%.
Số nợ quá hạn thu hồi ở công ty tương đối lớn, tuy nhiên thực tế công ty không tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. Khoản này được trích lập vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Khoản dự phòng sẽ bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Thông tư 228/2009/TT- BTC đã đưa các quy định cụ thể đối với việc trích lập các khoản dự phòng:
- Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
Công ty dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên ( hợp đồng kinh tê, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, các chứng từ khác). Công ty có thể tiến hành trích lập dự phòng theo các mức sau:
- Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn mức dự phòng được tính như sau: +) 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm +) 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 1 năm đến dưới 2 năm +) 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 2 năm đến dưới 3 năm +) 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.
-Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử…thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
Tổ chức thực hiện: * Chứng từ kế toán: