Quan điểm hoàn thiện kế toán bán hàng

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng phụ tùng khí nén tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thăng Long (Trang 48)

- Hóa đơn GTGT (Phụ lục số 05): Do phòng kinh doanh lập khi hàng đã xuất cho khách, căn cứ vào phiếu xuất kho lập hóa đơn GTGT làm 3 liên giống

111, 112 TK 131 TK 5111 TK 156 TK 632 (7a)

4.2.2 Quan điểm hoàn thiện kế toán bán hàng

4.2.2.1 Hoàn thiện chuẩn mực kế toán VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”

Qua nghiên cứu chuẩn mực VAS 14 và với phạm vi về doanh thu bán hàng hóa, chuẩn mực VAS cần được hoàn thiện trên những nội dung sau:

- Thứ nhất, tất cả các khoản thu hộ bên thứ 3 không được coi là doanh thu và hạch toán vào doanh thu bán hàng.

Sửa đổi, bổ sung đoạn 04 của chuẩn mực nhằm nhấn mạnh các khoản thu hộ bên thứ 3 không được coi là doanh thu:

Đoạn 04: “…Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.”

Sửa thành: “…Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Ví dụ: Các khoản thu hộ Nhà nước ở khâu bán như thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp không được ghi nhận là doanh thu bán hàng. Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.”

Cơ sở đề xuất này là: Để đảm bảo tính logic giữa định nghĩa doanh thu, quy định về doanh thu với thực tế hạch toán doanh thu, loại bỏ các khoản thuế thu hộ Nhà nước ở khâu bán bao gồm thuế XK, TTĐB, GTGT theo phương pháp trực tiếp ra khỏi doanh thu bán hàng.

- Thứ hai, cần có quy định cụ thể về tỷ lệ lãi suất dùng để quy đổi giá trị danh nghĩa về giá trị hợp lý: Để đảm bảo tính rõ ràng của chuẩn mực và thống nhất cách vận dụng trong tính toán, xác định doanh thu, cần đưa ra quy định cụ thể về “tỷ lệ lãi suất hiện hành”. Đó có thể là tỷ lệ lãi suất ngầm định trong hợp đồng bán hàng trả chậm, trả góp hoặc tỷ lệ lãi suất trần cho vay do liên Ngân hàng công bố tại thời điểm ghi nhận doanh thu.

4.2.2.2 Hoàn thiện về hóa đơn chứng từ

Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại là nghiệp ngoại sinh liên quan đến người bán, người mua, khoản thuế phải nộp cho Nhà nước. Sự phát sinh các nghiệp vụ này là tất yếu trong hoạt động bán hàng của mỗi DN. Hệ thống chứng từ hiện hành chưa quy định chứng từ phản ánh nghiệp vụ này, dẫn tới việc hạch toán tùy tiện thiếu căn cứ pháp lý, khó có thể kiểm soát được tính trung thực về số liệu kế toán.

Vì vậy cần bổ sung chứng từ “Hóa đơn CKTM”, “Hóa đơn giảm giá hàng bán”, “Biên bản nhận lại hàng hóa” vào hệ thống chứng từ.

Liên 1: Lưu ở nơi lập hóa đơn Liên 2: Giao cho khách hàng

Liên 3: Chuyển cho kế toán theo dõi bán hàng dùng để ghi sổ, sau đó chuyển cho kế toán quỹ ghi sổ quỹ hoặc kế toán thanh toán ghi khoản phải thu khách hàng. Riêng đối với “Biên bảng nhận lại hàng hóa” cần chuyển cho kế toán kho để phản ánh giá trị hàng nhận về.

Mẫu “Hóa đơn CKTM” – Phụ lục số 14

Mấu “Hóa đơn giảm giá hàng bán” – Phụ lục số 15 Mẫu “Biên bản nhận lại hàng hóa” – Phụ lục số 16

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng phụ tùng khí nén tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thăng Long (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w