Về mặt lý thuyết

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng phụ tùng khí nén tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thăng Long (Trang 41)

- Hóa đơn GTGT (Phụ lục số 05): Do phòng kinh doanh lập khi hàng đã xuất cho khách, căn cứ vào phiếu xuất kho lập hóa đơn GTGT làm 3 liên giống

111, 112 TK 131 TK 5111 TK 156 TK 632 (7a)

4.1.1 Về mặt lý thuyết

Một trong những yếu tố giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, và phát triển bền vững đó là tồn tại một hành lang pháp lý chặt chẽ, thống nhất và phù hợp với thực tế hoạt động của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kế toán cũng vậy, cần có những quy định thống nhất mang tính pháp quy của Nhà Nước áp dụng cho các tổ chức kinh tế, điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc quản lý nền kinh tế quốc dân của Nhà nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế hoạt động hiệu quả, minh bạch và phát triển bền vững. Thấu hiểu được điều đó, Nhà Nước đã ban hành Luật Kế Toán, Luật Quản lý thuế, các chuẩn mức kế toán, chế độ kế toán, các thông tư, nghị định… quy định và hướng dẫn công tác kế toán tại các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc áp dụng các chuẩn mực và chế độ kế toán vào thực tế tại doanh nghiệp vẫn còn gặp một số khó khăn do những tồn tại trong chuẩn mực và chế độ như:

- Thứ nhất, theo quy định của chuẩn mực VAS 14 các khoản không phải là nguồn lợi kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Nhưng thực tế trong hạch toán doanh thu vẫn bao gồm khoản thu hộ bên thứ ba như thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Điều này bộc lộ sự bất cập giữa quy định trong chuẩn mực và thực tế hạch toán doanh thu bán hàng.

- Thứ hai, chuẩn mực VAS 14 không đề cập tới lãi suất hiện hành trong việc quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu.

- Thứ ba, trong chế độ kế toán hiện hành chưa có quy định về chế độ chứng từ đối với nghiệp vụ chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.

- Thứ tư, chuẩn mức kế toán Việt Nam VAS 02 quy định việc hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nội dung chế độ

kế toán ban hành theo quyết định 48/2006 cũng quy định việc hoàn nhập dự phòng giảm giá, dự phòng nợ khó đòi được hạch toán ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh, còn thông tư 13/2006/TT- BTC ban hành ngày 27/12/2006 quy định việc hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK, dự phòng nợ phải thu khó đòi được ghi tăng thu nhập khác. Đó là sự không thống nhất giữa chuẩn mực và thông tư hướng dẫn. Thông tư 13/2006 có hiệu lực trong suốt một thời gian dài từ năm 2006 cho tới khi Bộ Tài Chính ban hành thông tư 228/2009/TT- BTC “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp” ngày 07/12/2009, thay thế thông tư 13/2006. Thông tư 228/2009 đã khắc phục sự không thống nhất trong việc hoàn nhập dự phòng như đã nêu ở trên. Trong mục 03 điều 4 và điều 6 của thông tư 228 quy định việc hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá HTK, dự phòng nợ phải thu khó đòi được ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng quy định trong chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành.

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng phụ tùng khí nén tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thăng Long (Trang 41)