- Hóa đơn GTGT (Phụ lục số 05): Do phòng kinh doanh lập khi hàng đã xuất cho khách, căn cứ vào phiếu xuất kho lập hóa đơn GTGT làm 3 liên giống
111, 112 TK 131 TK 5111 TK 156 TK 632 (7a)
4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn thiện kế toán bán hàng 1 Dự báo triển vọng về kế toán bán hàng
4.2.1 Dự báo triển vọng về kế toán bán hàng
Bộ Tài Chính ban hành chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” dựa trên cơ sở chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” của kế toán quốc tế, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, nhằm quản lý chặt chẽ công tác kế toán hàng tồn kho. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy: Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02 sửa đổi tháng 12/2003 đã loại bỏ phương pháp LIFO trong tính giá HTK, trong khi đó chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02 vẫn sử dụng phương pháp này. Một câu hỏi đặt ra có nên áp dụng phương pháp LIFO trong tính giá HTK hay không?
Phương pháp LIFO giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau sẽ được xuất trước, HTK cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị HTK được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.
Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán.
Mặc dù phương pháp LIFO có những ưu điểm nhất định nhưng nhìn chung áp dụng phương pháp LIFO sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực. Các lý do dẫn đến không nên áp dụng phương pháp này là:
- Trong dài hạn, khi giá cả tăng lên trị giá HTK bị phản ánh thấp hơn giá trị của nó. Vì vậy, chỉ tiêu HTK trên BCĐKT không phản ánh sát với giá thị trường tại thời điểm báo cáo dẫn tới giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp bị ghi nhận thấp hơn so với giá trị thực tế của nó.
- Phương này có thể bóp méo lợi nhuận trong kỳ, tạo nên sự hiểu nhầm về khả năng sinh lời của doanh nghiệp: trong trường hợp có lạm phát phương pháp này cho kết quả lợi nhuận thấp nhất vì giá vốn hàng xuất trong phương pháp này cao nhất so với các phương pháp khác, khi có sự giảm giá trên thị trường phương pháp này cho lợi nhuận cao nhất vì giá vốn hàng xuất là thấp nhất.
- Sẽ tạo các khe hở để các nhà quản trị DN có điều kiện điều chỉnh các chỉ tiêu trong các BCTC theo ý muốn chủ quan, giảm tính minh bạch và trung thực của thông tin tài chính. Dễ nhận thấy phương pháp xác định giá trị HTK có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu trên BCĐKT như chỉ tiêu HTK, tài sản ngắn hạn, tổng tài sản; trên BCKQHĐKD như chỉ tiêu giá vốn, lãi gộp, thuế TN. Trong điều kiện giá cả biến động tăng liên tục như hiện nay, nếu các nhà quản trị DN muốn tăng hay giảm LN, tài sản của đơn vị sẽ không ngần ngại sử dụng phương pháp LIFO để điều chỉnh.
Với những phân tích trên tôi cho rằng nên bỏ phương pháp LIFO trong việc tính giá trị HTK.