Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước (Trang 59)

- Không ít nơi sự phối hợp giữa Mặt trận, Hội đồng nhân dân, các tổ chức thành viên thiếu thường xuyên, chặt chẽ, nên hiệu quả công tác chỉ đạo đố

3.3.3 Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

quyết khiếu nại, tố cáo

Tăng cường cơ sở pháp lý để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thực quyền hơn trong giám sát và tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo

Tại Khoản 1, điều 91 luật khiếu nại, tố cáo quy định: "Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo, kiến nghị phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu, chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo"[20]. Quy định trên thì việc tham gia khiếu nại tố cáo và các tổ chức thành viên chỉ là hình thức. Luật cần quy định rõ: Những đơn thư khiếu nại tố cáo phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại tố cáo mà Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tiếp nhận được, qua

60

nghiên cứu những vụ việc xét thấy cần thiết có thể tiến hành xác minh làm rõ để có chính kiến với cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan có liên quan phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Khoản 2 Điều 91 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: "Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo do Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên phải được người giải quyết xem xét và trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết thì thông báo bằng văn bản đến cơ quan Mặt trận Tổ quốc, tổ chức thành viên chuyển đơn thư đến"[20]. Quy định này không có tác dụng, vì không quy định rõ người có trách nhiệm giải quyết khi nhận được đơn thư trong vòng bao nhiêu ngày phải giải quyết, nếu không giải quyết có biểu hiệu bao che, tiêu cực... thì chế tài xử lý ra sao? Thực tế lâu nay đơn thư của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên gửi đến các cơ quan có thẩm quyền hầu như rơi vào sự "im lặng". Tình trạng phổ biến này dẫn đến rất ít có công văn trả lời hoặc hình thức trả lời là đã chuyển tiếp đến cơ quan khác xem xét giải quyết để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên biết và theo dõi còn kết quả giải quyết rất ít. Ví dụ năm 2009 cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận được 2.175 đơn thư khiếu nại, tố cáo; qua nghiên cứu, xem xét đã chuyển 1.586 đơn, trong đó có 38 công văn kiến nghị nhưng chỉ nhận được tổng số 102 văn bản trả lời và thông báo tiến độ giải quyết của các cơ quan, đạt 6,43%. Vì vậy luật khiếu nại, tố cáo cần quy định rõ các cơ quan có thẩm quyền khi nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo do Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên chuyển đến phải có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết trong vòng 30 ngày có văn bản trả lời kết quả giải quyết hoặc hướng giải quyết (nếu vụ việc phức tạp). Mặt trận Tổ quốc các tổ chức thành viên có trách nhiệm giám sát, đôn đốc việc giải quyết đó.

Nếu người có trách nhiệm giải quyết không nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật thì Mặt trận Tổ quốc, tổ chức thành viên có quyền thông báo lên cấp trên trực tiếp quản lý người đó biết. Nếu là đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội khi xét thấy cần thiết có thể kiến nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với đại biểu đó.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Mặt trận Tổ quốc phải đến với địa bàn khu dân cư, được lồng ghép vào Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thông qua hoạt động của Ban công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố để từ đó phổ biến đến từng hộ gia đình. Đây là thế mạnh của Mặt trận Tổ quốc cần được phát huy. Theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật khiếu nại, tố cáo. Để làm được việc này Mặt trận Tổ quốc các cấp phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân thông qua các hình thức:

61

- Phối hợp với chính quyền các cấp, tổ chức cho nhân dân học tập, quán triệt nội dung cơ bản của pháp luật khiếu nại, tố cáo: Quyền, nghĩa vụ của công dân trong khiếu nại tố cáo, thủ tục trình tự khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tổ chức học tập trong các đối tượng xã hội do Mặt trận Tổ quốc trực tiếp vận động như: các chức sắc tôn giáo, già làng trưởng bản trong các dân tộc, thân nhân Việt kiều. Thông qua các vị tiêu biểu có uy tín để tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân.

- Tổ chức học tập trong cán bộ chuyên trách của Mặt trận Tổ quốc các cấp nhất là cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp xã, ban công tác Mặt trận để nắm vững, sau đó tuyên truyền vận động nhân dân thi hành nghiêm chỉnh pháp luật khiếu nại, tố cáo. Thực hiện tốt nhiệm vụ khi tiếp xúc với nhân dân, tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tham gia với chính quyền khi giải quyết khiếu nại, tố cáo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các tổ chức thành viên cùng cấp thống nhất kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong đoàn viên, hội viên của tổ chức mình gương mẫu thực hiện và vận động người khác cùng thực hiện tốt pháp luật khiếu nại, tố cáo.

Trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, cán bộ tiếp dân có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích để cùng dân hiểu pháp luật khiếu nại, tố cáo, hướng dẫn công dân thực hiện đúng thủ tục, trình tự khiếu nại, tố cáo, chấp hành các quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thực hiện tốt việc đối thoại và công tác hoà giải ở cơ sở

Kinh nghiệm thực tế ở một số địa phương cho thấy những vấn đề liên quan đến chính sách, quyền lợi của nhân dân nảy sinh vấn đề phức tạp, dân kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, cán bộ có trách nhiệm, có thẩm quyền trực tiếp gặp gỡ đối thoại với dân, những vấn đề chưa rõ, chưa thống nhất được thì cùng nhau bàn bạc công khai dân chủ, công bằng, có lý, có tình thì nhân dân sẵn sàng thông cảm, chia sẻ và sẵn sàng chịu thiệt thòi vì lợi ích chung. Như ở thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương trong quá trình chỉnh trang đô thị, xây dựng các khu công nghiệp nhanh và hiệu quả nhưng rất ít có khiếu nại tố cáo, không có khiếu kiện vượt cấp vì ở đó đã được giải quyết ổn thoả từ cơ sở. Mâu thuẫn dẫn đến khiếu nại, tố cáo thường bắt đầu từ cơ sở nếu được phát hiện sớm, làm tốt công tác hoà giải, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp, tăng cường xây dựng đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Hoà giải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và luôn được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc quan tâm khuyến khích.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cơ sở cần tạo điều kiện cho các thành viên của mình tham gia tích cực vào công tác hoà giải, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác hoà giải ở cơ sở. Gắn hoạt động hoà giải với các phong trào thi

62

đua, các cuộc vận động nhân dân, nhất là cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Hoạt động của hoà giải viên ở Tổ hoà giải ấp, khu phố vừa tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại ở xã, phường, thị trấn; vừa tích cực tuyên truyền, giải thích, động viên, thuyết phúc để các bên giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, phân tích sự đúng sai để tạo sự cảm thông giữa các bên tranh chấp hay khiếu nại; vừa tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, đảng viên ở cộng đồng. Tính đến tháng 7/2010, thống kê tại 39/63 tỉnh thành phố thì tổng số vụ việc đã hoà giải là 1.757.545 vụ, số vụ hoà giải thành là: 1.376.261 vụ đạt 78,3%, số vụ việc hoà giải thành được hai bên thực hiện nghiêm túc: 1.190.947 vụ.

Thực hiện tốt chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, thông qua giám sát phát hiện những mâu thuẫn trong nhân dân kịp thời phối hợp làm tốt công tác hoà giải nhằm giải quyết ngay hoặc kiềm chế mâu thuẫn phát sinh, kiến nghị chính quyền cùng với các cơ quan chức năng có liên quan giải quyết kịp thời, tránh để mâu thuẫn phát triển, kéo dài, gây mất ổn định trong cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)