họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân
Nhiều văn kiện của Đảng ta nói về tầm quan trọng của việc phản ánh trung thực, kịp thời những ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước và việc xem xét, giải quyết những ý kiến, kiến nghị đó nhưng được thể hiện khá rõ và cụ thể tại nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá VII) đó là: "Cải tiến chế độ tiếp xúc, báo cáo của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri, tạo điều kiện để nhân dân không chỉ phản ánh ý trí, nguyện vọng của mình mà còn biểu thị thái độ, đánh giá hoạt động của đại biểu dân cử, của cơ quan nhà nước.
29
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cần thu thập, phản ánh và kịp thời xem xét các ý kiến của cử tri về sự tín nhiệm đối với đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp"[2].
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, trong bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội được xác định là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội và đại biểu Quốc hội có trách nhiệm liên hệ chặt chẽ với cử tri và nhân dân, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ảnh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và các cơ quan hữu quan. Cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu đại biểu Quốc hội báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội.
Việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân thông qua các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri, thông qua những đơn thư phản ánh của các tầng lớp nhân dân và thông qua việc thu thập ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân của đại biểu Quốc hội để phản ánh với Quốc hội. Nhưng vấn đề quan trọng đặt ra là cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm tập hợp, phân loại và tổng hợp những ý kiến, kiến nghị những tâm tư, nguyện vọng đó để phản ánh với Quốc hội.
Năm 2003, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành quy chế phối hợp công tác trong đó Điều 7 của bản Quy chế quy định rõ "Để phản ánh ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân, của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Chủ tịch, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cử đại diện đọc báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị đó trong các kỳ họp Quốc hội".
Thực hiện quy định nêu trên, trong chương trình nghị sự của các kỳ họp Quốc hội đều có nội dung quan trọng là đại diện Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày bản báo cáo tổng hợp những ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước trước kỳ họp Quốc hội.
Việc làm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trước hết là được đông đảo cử tri và nhân dân cả nước quan tâm và rất hoan nghênh, đồng tình ủng hộ, vì những ý kiến, kiến nghị bức xúc của mình được phản ánh tại Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất do mình bầu ra cơ quan đại diện cao nhất cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác những ý kiến, kiến nghị đó được đọc trước khi diễn ra phiên chất vấn đã có tác dụng thiết thực đến việc gợi mở những vấn đề bức xúc của nhân dân để đại biểu Quốc hội chuẩn bị
30
những nội dung cần chất vấn tại Quốc hội. Đảm bảo cho việc chất vấn và trả lời chất vấn đúng trọng tâm, trọng điểm, góp phần nâng cao hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội. Qua thực tiễn nhiều năm phối hợp thực hiện nhiệm vụ này cho thấy, để đáp ứng yêu cầu tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và các tầng lớp nhân dân để trình bày trước kỳ họp Quốc hội, nhất là trong thời kỳ mở rộng dân chủ, hội nhập quốc tế và dân trí ngày càng cao; việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới thì việc nâng cao chất lượng tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân là rất cần thiết.
Tập hợp những ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân để kiến nghị với Nhà nước chỉ đạo khắc phục những yếu kém trong điều hành, quản lý trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để sớm có giải pháp khắc phục, đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân đồng thời giám sát việc giải quyết đó.