- Không ít nơi sự phối hợp giữa Mặt trận, Hội đồng nhân dân, các tổ chức thành viên thiếu thường xuyên, chặt chẽ, nên hiệu quả công tác chỉ đạo đố
3.3.2 Cải tiến giám sát việc xây dựng pháp luật và thực thi chính sách pháp luật
luật
3.3.2.1 Trong việc xây dựng pháp luật
Sửa đổi, bổ sung Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu đó thì việc sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là rất cần thiết. Trong đó cần bổ sung một số vấn đề rất cơ bản về giám sát như sau:
- Từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân... góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội”. “Hoạt động của Đảng, Nhà nước phải chịu sự giám sát của nhân dân”,
“mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân”, “xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc
55
hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ” [6].
Đó là những quan điểm lớn của Đảng về vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận cần được nghiên cứu thấu đáo để đưa vào Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cần quy định rõ một khái niệm giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời quy định rõ đối tượng, nội dung, cơ chế thực hiện giám sát, trách nhiệm của người có thẩm quyền xem xét, giải quyết kiến nghị giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng không xem xét giải quyết thì có hình thức xử lý rõ ràng mới đảm bảo tính nghiêm túc của hoạt động giám sát.
Nghiên cứu ban hành luật về hoạt động giám sát của nhân dân
Để phát huy dân chủ hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác giám sát, Nhà nước cần nghiên cứu và ban hành Luật về hoạt động giám sát của nhân dân, trong đó có quy định về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong Luật này quy định đầy đủ và rõ ràng về nội dung, hình thức, cơ chế và hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát của Mặt trận. Đồng thời, Luật cũng quy định rõ về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trước các yêu cầu kiến nghị giám sát của Mặt trận cũng như bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện quyền và trách nhiệm giám sát của Mặt trận. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện tốt và có hiệu quả chức năng giám sát của Mặt trận đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, các đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận.
Ban hành Luật hoặc Pháp lệnh riêng về thanh tra nhân dân
Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có 11.051 Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn đang hoạt động (tính đến 30/6/2010). Thanh tra nhân dân qua hơn 20 năm tổ chức và hoạt động đã thực sự là công cụ của nhân dân, do nhân dân lập ra, thực hiện quyền giám sát đối với mọi hoạt động của chính quyền ở cơ sở. Thời gian qua, hầu hết Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố đều đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sớm có kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi Pháp lệnh thanh tra theo hướng xây dựng luật riêng cho TTND mới đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật khiếu nại tố cáo và Nghị định của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; để không bị nhầm lẫn với chức năng thanh tra, kiểm tra của Thanh tra nhà nước. Để thực hiện được đầy đủ, có hiệu quả những nhiệm vụ, quyền hạn của Ban TTND trên cơ sở Quy chế dân chủ ở cơ sở, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, việc ban hành Luật hoặc pháp lệnh riêng về TTND vẫn là cần thiết, cấp bách nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn, cao hơn và chi tiết hơn cho tổ chức và hoạt động của TTND.
56
- Tại Luật Thanh tra, chương quy định về Thanh tra nhân dân tại điều 59, khoản 3 có quy định: Khi cần thiết, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định. Đề nghị sớm sửa đổi để bỏ điều này, vì Ban Thanh tra nhân dân giám sát, hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã và hoạt động, phẩm chất, đạo đức của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và hoạt động, phẩm chất đạo đức của thủ trưởng cơ quan, đơn vị; nhưng Luật lại quy định khi cần thiết Thanh tra nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao xác minh những vụ việc nhất định, như vậy là rất mâu thuẫn, không phù hợp với thực tiễn.
Tại khoản 3 điều 59 luật Thanh tra quy định: "Khi cần thiết, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh vụ việc nhất định". Quy định trên đã nhầm coi thanh tra nhân dân là công cụ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Trong khi đó thanh tra nhân dân cấp xã do Mặt trận Tổ quốc thành lập chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động, thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do tổ chức công đoàn cơ sở phụ trách hướng dẫn hoạt động. Do vậy, luật thanh tra cần quy định rõ quyền hạn của thanh tra nhân dân. Hoạt động của thanh tra nhân dân phải độc lập chứ không thể theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị được.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Đảng và Nhà nước xây dựng và hoàn chỉnh các quy chế để các đoàn thể nhân dân phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân. Hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư và từng gia đình. Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện tốt các hình thức giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức. Do vậy, mục đích chính của việc ban hành Luật hoặc Pháp lệnh về TTND là tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền ở cơ sở theo các Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
3.3.2.2 Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong thực thi pháp luật
Tăng cƣờng vai trò và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tƣ của cộng đồng
Thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư của cộng đồng là tổ chức thanh tra của quần chúng nhân dân ở cơ sở do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Thông qua hoạt động của mình các Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện quyền lực
57
của nhân dân để giám sát mọi hoạt động của cơ quan nhà nước và mọi cá nhân ở địa phương trong việc thi hành chính sách pháp luật và những quy định của địa phương. Nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng chính là góp phần vào việc xây dựng chính quyền nhà nước và bảo vệ pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong tình hình mới là:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cần phải đặt công tác giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng là một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của công tác mặt trận. Hàng năm, hàng quý phải có chương trình, kế hoạch công tác giám sát một cách cụ thể, chi tiết trên cơ sở bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và gắn liền với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cũng như phải kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp để Thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ giám sát của mình theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Hàng năm có kế hoạch và tổ chức các cuộc tập huấn để nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng, năng lực, trình độ và hiểu biết pháp luật cho người làm công tác Thanh tra nhân dân. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân làm cho mọi người hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, tích cực tham gia thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo, Quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần tích cực tham gia giám sát nhằm phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc phải phối hợp với Thanh tra các cấp ở địa phương cùng cấp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, nhất là nghiệp vụ về xác minh để Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật.
- Người làm công tác Thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư của cộng đồng phải có bản lĩnh, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân; mạnh dạn đề xuất kiến nghị. Thực hiện nhiệm vụ khách quan, công tâm với tinh thần xây dựng, có phương pháp giám sát phù hợp bảo đảm tính thiết thực và dân chủ. Nắm vững cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật để vận dụng một cách phù hợp với thực tiễn.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thường xuyên tham mưu giúp cấp ủy phối hợp với chính quyền hướng dẫn và tạo điều kiện cho Thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoạt động. Không ngừng quán triệt nâng cao
58
nhận thức cho các cơ quan, tổ chức cán bộ, Đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí, tổ chức và hoạt động của các tổ chức trên. Kiên quyết kiến nghị với chính quyền, cơ quan chức năng về việc không trả lời hoặc thiếu trách nhiệm trong việc trả lời kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Cần làm tốt công tác chỉ đạo, kiểm tra, rút kinh nghiệm, khen thưởng, biểu dương thanh tra viên và Ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng có thành tích xuất sắc trong công tác Thanh tra nhân dân và tạo điều kiện và cấp kinh phí thường xuyên, ổn định cho các tổ chức trên hoạt động.
Phối hợp thực hiện tốt quy chế dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn
Ngày 20 tháng 4 năm 2007 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH 11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành NQLT số 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN ngày 17/4/2008 để hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh số 34 trong đó có quy định hàng năm tiến hành tổ chức lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ đối với nhân dân.
Hoạt động giám sát thực hiện quy chế dân chủ được các cấp Mặt trận thực hiện với ba phương thức: vận động nhân dân trực tiếp giám sát; giám sát của Ban thanh tra nhân dân và hoạt động giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc. Trong ba phương thức vừa nêu, như đã nói ở mục trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập trung chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Đối với hoạt động giám sát trực tiếp của nhân dân thường tập trung vào giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai, việc đền bù giải phóng mặt bằng; giám sát việc xây dựng các công trình do dân đóng góp xây dựng hạ tầng; giám sát việc thực hiện chương trình, dự án do Nhà nước đầu tư trực tiếp cho xã; giám sát việc giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã. Đối với hoạt động giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, mà trực tiếp và chủ yếu là ở cấp xã đã ngày càng phát huy vai trò và quyền làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc tham gia góp ý kiến bổ khuyết cho những thiếu sót, tồn tại trong hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, trong việc thực hiện đầy đủ các điểm trong quy chế dân chủ, nhất là phải thực hiện tốt việc công khai (thông tin, thông báo để dân biết), dân chủ (bàn bạc, thảo luận, đối thoại với dân) giải quyết và trả lời (những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân) của chính quyền và cơ quan nhà nước các cấp.
Để phát huy vai trò của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia xây dựng dân chủ ở xã, phường, thị trấn và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, Mặt trận Tổ quốc cần làm tốt một số việc sau đây :
- Tiếp tục tổ chức học tập để quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm của Đảng đã nêu trong các Chỉ thị 30 năm 1998, Chỉ thị số 10 năm 2002 của Bộ
59
Chính trị; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các văn bản pháp luật liên quan đến thực hiện quy chế dân chủ ở xã tới đội ngũ cán bộ trong hệ thống Uỷ ban Mặt trận, nhất là ở cấp cơ sở. Đồng thời cần làm cho cán bộ Mặt trận hiểu rõ và sâu sắc về chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Mặt trận Tổ quốc trong việc tham gia thực hiện Pháp luật về dân chủ và giám sát việc thực hiện đó.
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân chủ. Bên cạnh việc phối hợp thường xuyên với chính quyền trong việc tuyên truyền; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cần chủ động tuyên truyền những hình thức riêng của mình cho các tầng lớp nhân dân; đặc biệt là với những người tiêu biểu trong các dân tộc, các tôn giáo, các già làng, trưởng bản v.v... chú trọng đổi mới các hình thức tuyên truyền vận động sao cho phong phú, hấp dẫn trực quan hơn để nhân dân nắm vững chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền dân chủ trực tiếp, qua đó tự giác tham gia xây dựng và thực