- Không ít nơi sự phối hợp giữa Mặt trận, Hội đồng nhân dân, các tổ chức thành viên thiếu thường xuyên, chặt chẽ, nên hiệu quả công tác chỉ đạo đố
2.5. Đánh giá thực trạng vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nƣớc
đối với bộ máy nhà nƣớc
Thực hiện giám sát nhân dân của Mặt trận Tổ quốc đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức nhà nước và đối với chính quyền ở cơ sở trong những năm qua đã có một số kết quả bước đầu thể hiện qua những phát hiện, kiến nghị hợp tình, hợp lý của Mặt trận Tổ quốc và được chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền ở cơ sở tiếp thu, được nhân dân hoan nghênh, nhưng đánh giá khách quan thì việc giám sát của Mặt trận còn nhiều hạn chế, tồn tại sau:
- Những quy định về giám sát của Mặt trận trong Hiến pháp, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác mới chủ yếu là những quy định có tính chất chung, chủ yếu quy định quyền năng giám sát, chưa có những quy định cụ thể và đầy đủ về trách nhiệm, cơ chế, hậu quả pháp lý cũng như những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát của Mặt trận. Đặc biệt còn thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết, trả lời những phát hiện, kiến nghị của Mặt trận và trách nhiệm trong việc đáp ứng các điều kiện cần thiết cho hoạt động giám sát của Mặt trận. - Phạm vi đối tượng bị giám sát trong thực tế của Mặt trận còn chưa đầy đủ, chưa toàn diện, thậm chí là bỏ trống. Mặt trận mới chủ yếu tham gia giám sát được một số hoạt động của cơ quan chính quyền, còn đối với hoạt động của cơ quan dân cử và tư pháp thì chưa được bao nhiêu.
- Nhiều nội dung quan trọng trong nhiệm vụ giám sát của Mặt trận chưa được quy định cụ thể như việc phối hợp tham gia các đoàn giám sát của Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp thì trách nhiệm, quyền hạn của Mặt trận bao gồm những vấn đề gì, hậu quả pháp lý của các kiến nghị của Mặt trận đến đâu chưa được quy định rõ. Nhiều lĩnh vực bức xúc nhân dân có nhiều ý kiến nhưng chưa có cơ chế cụ thể để giám sát, như giám sát các chương trình, dự án do Nhà nước đầu tư trực tiếp tới xã, thu, chi ngân sách xã, thu chi các loại quỹ, các khoản đóng góp của dân, giám sát đại biểu Hội đồng nhân dân, cán bộ, công chức v.v...
- Từ những cơ chế nêu trên đã dẫn tới hoạt động giám sát của Mặt trận trong thực tế còn hình thức, hiệu quả pháp lý chưa cao; nhiều đề xuất, kiến nghị của Mặt trận chưa được cơ quan nhà nước, chính quyền cơ sở và các cấp xem xét, giải quyết và trả lời, mặc dù một số lĩnh vực đã có quy định của pháp luật. Chưa đáp ứng mong đợi và những đòi hỏi của nhân dân.
46
- Các hoạt động giám sát chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục. Thực tế cho thấy giám sát là một nhiệm vụ cơ bản của Mặt trận nhằm tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia xây dựng chính quyền nhưng đây lại là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, thậm chí là tế nhị trong quan hệ chính trị - xã hội giữa các cơ quan, các cá nhân trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Thực hiện quyền giám sát của Mặt trận chưa mạnh mẽ và chưa thể hiện đúng và đầy đủ quyền lực của nhân dân. Bản thân Mặt trận cũng không tránh khỏi thiếu sót như: nhận thức về giám sát cũng chưa đầy đủ và sâu sắc, xem nhẹ quyền giám sát của chính mình, nói nhiều làm ít, hoạt động giám sát đôi khi chỉ gói gọn trong hoạt động của Uỷ ban Mặt trận, chưa lôi kéo, phát huy tổng hợp sức mạnh các tổ chức thành viên tham gia hoạt động giám sát, còn né tránh, ngại va chạm với các cơ quan nhà nước
* Nguyên nhân
- Nhận thức của không ít cấp uỷ Đảng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận còn chưa đầy đủ, chưa toàn diện và chưa ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Không ít cấp uỷ Đảng và cán bộ, đảng viên còn coi nhẹ công tác Mặt trận, xem tổ chức Mặt trận chỉ là tượng trưng, hình thức, lúc thường thì ít quan tâm khi có vấn đề gay cấn hoặc mâu thuẫn trong nhân dân mới cần đến Mặt trận để hoà giải, đoàn kết. Nhiều cấp uỷ Đảng lãnh đạo công tác Mặt trận không chặt chẽ, bố trí cán bộ không thích hợp, do đó hạn chế tác dụng và hiệu quả hoạt động của Mặt trận các cấp. - Vai trò thành viên của Đảng trong Mặt trận không rõ. Điều này vô hình chung làm giảm vai trò, vị trí của Mặt trận trong xã hội, làm cho cấp uỷ Đảng dễ rơi vào tình trạng quan liêu, áp đặt, làm mất tính độc lập và đặc điểm, sắc thái riêng của Mặt trận; đồng thời làm cho hoạt động của Mặt trận rơi vào tình trạng thụ động, ỷ lại, xơ cứng và hành chính hoá.
- Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội còn chậm trong việc thể chế hoá các quan điểm của Đảng về Mặt trận và nhất là chức năng giám sát của Mặt trận. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng chưa cụ thể hoá thành cơ chế, chính sách, pháp luật để thực hiện trên các lĩnh vực mà pháp luật quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền giám sát. Do vậy, hiện nay còn thiếu một hệ thống văn bản pháp luật quy định đầy đủ và rõ ràng về nội dung, hình thức, cơ chế và hiệu quả pháp lý giám sát của Mặt trận.
- Trong các văn bản pháp luật đều quy định các cơ quan nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Mặt trận đạt hiệu quả. Nhưng trong thực tế điều kiện và kinh phí hoạt động của Mặt trận các cấp, nhất là cấp cơ sở hiện nay còn rất nhiều khó khăn. Ngân sách hoạt động của Mặt trận chưa được thực hiện theo hệ thống dọc, mà vẫn theo cơ chế "xin - cho", phụ thuộc vào cơ quan Nhà nước, nhất là cơ quan hành pháp. Hoạt động của Ban Thanh
47
tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng nhiều địa phương gặp khó khăn do ngân sách xã không cân đối được nên hoạt động của các Ban này ở một số địa phương còn hoạt động "chay", hiệu quả mang lại thấp.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân của các cơ quan nhà nước còn hạn chế, nhất là tuyên truyền về Mặt trận và chức năng nhiệm vụ giám sát của Mặt trận. Vì vậy, mặc dù Mặt trận là tổ chức liên minh chính trị, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân nhưng trong thực tế những hiểu biết của nhân dân về Mặt trận, về vị trí, vai trò của Mặt trận trong hệ thống chính trị còn rất hạn chế.
-Mặt trận còn thiếu sự chủ động phối hợp thường xuyên với các cơ quan nhà nước và sự phối hợp thống nhất hành động với các thành viên. Hoạt động của Mặt trận nói chung và hoạt động giám sát của Mặt trận nói riêng chỉ cộng hưởng sức mạnh và phát huy hiệu quả mạnh mẽ khi Mặt trận xây dựng và hoàn thiện các quy chế phối hợp với các cơ quan nhà nước đồng thời tạo được cơ chế phối hợp thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong Mặt trận. Nếu không có những quy chế và cơ chế phối hợp thì hoạt động của Mặt trận sẽ trở lên lẻ loi, không phát huy được sức mạnh của tổ chức liên minh chính trị, không còn là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân và xa rời tính chất nhân dân.
-Do những hạn chế trong cách bố trí cán bộ Mặt trận của các cấp uỷ Đảng và do môi trường, điều kiện, kinh phí hoạt động hạn chế của Mặt trận vì vậy nhìn tổng quan có thể nhận thấy rằng: trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận còn nhiều hạn chế; bản lĩnh chính trị của cán bộ nhìn chung chưa cao, chưa tương xứng yêu cầu thời kỳ mới nói chung và chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động giám sát nói riêng. Số lượng cán bộ quá ít, không đảm bảo đáp ứng hiệu quả cao các chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận, đặc biệt là chức năng giám sát - một chức năng rất quan trọng của Mặt trận trong hệ thống chính trị nước ta.
48
Chƣơng 3