- Không ít nơi sự phối hợp giữa Mặt trận, Hội đồng nhân dân, các tổ chức thành viên thiếu thường xuyên, chặt chẽ, nên hiệu quả công tác chỉ đạo đố
2.4.2 Giám sát thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt ở cơ sở
ở cơ sở
Thực hiện chủ trương của Đảng về phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc giám sát công tác, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, đảng viên, nhất là cán bộ, công chức, đảng viên ở cơ sở, Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Một hoạt động nổi bật trong công tác Mặt trận tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn đó là Mặt trận Tổ quốc cấp xã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt
41
do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu và Trưởng thôn (trong các năm 2005-2006) theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân theo Pháp lệnh số 34/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Đến nay hoạt động này đã được triển khai thực hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố.
Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những chức danh nêu trên là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước được đông đảo nhân dân và cán bộ, công chức, đảng viên ở địa phương hoan nghênh, đồng tình và ủng hộ. Qua đó đã góp phần xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực hiện dân chủ tốt hơn ở địa phương; làm cho nhân dân tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Qua đó, mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền ngày càng mật thiết hơn, cán bộ chính quyền cơ sở gần dân, sát dân và lắng nghe kiến nghị của nhân dân, đồng thời thể hiện rõ vai trò của Mặt trận trong việc giám sát cán bộ, công chức, đảng viên tại cơ sở. Góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
Trong 2 năm (2005-2006) tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm các chức vụ chủ chốt do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu và trưởng thôn, đã có 165 chức danh là Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã (chiếm tỉ lệ khoảng 0,6% tổng số những người được lấy phiếu tín nhiệm) và 2.304
Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố (chiếm tỉ lệ khoảng 2,7% tổng số những người được lấy phiếu tín nhiệm) đã bị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm do không nhận được sự tín nhiệm cao của nhân dân và Mặt trận cơ sở. Trong năm 2008, theo tinh thần Pháp lệnh 34 và Nghị quyết liên tịch số
09/2008/NQLT giữa Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 17/4/2008 hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Mặt trận Tổ quốc các tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. Trong năm 2009, tổng số có 8.112/9.035 xã, phường, thị trấn đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; chiếm tỉ lệ 89,78%. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm có 442 người đạt số phiếu tín nhiệm dưới 50%, chiếm tỉ lệ
1,34%. Trong đó có 183 chức danh là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã (chiếm tỉ lệ 41,4% những người có tỉ lệ tín nhiệm thấp dưới 50%) và 259 chức danh là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã (chiếm tỉ lệ
58,59% những người có tỉ lệ tín nhiệm thấp dưới 50%).
Hầu hết các trường hợp qua lấy phiếu tín nhiệm đạt tỉ lệ thấp dưới 50% đều được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân đồng tình; coi đây là việc làm đầy trách nhiệm, thể hiện sự chính xác, trung thực, khách quan, dân chủ của Mặt trận Tổ quốc. Tất cả các trường hợp có số phiếu tín nhiệm thấp dưới
42
50% đều được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc có văn bản kiến nghị với cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân xem xét để miễn nhiệm. Qua đó đã loại được những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, không nhận được sự tín nhiệm của nhân dân ở cơ sở ra khỏi bộ máy chính quyền cơ sở; góp phần xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở địa phương; làm cho nhân dân tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong việc xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu có thể rút ra một số nội dung quan trọng đã đạt được như sau:
- Việc lấy phiếu tín nhiệm thực sự là một cuộc sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở. Thông qua việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên người dân được trực tiếp góp ý kiến vào bản kiểm điểm tự phê bình đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã do chính nhân dân bầu ra với đúng nghĩa là nhân dân tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ chính quyền của dân. Thông qua việc giám sát một cách thường xuyên và sâu sát đối với những cán bộ nêu trên thì người dân mới có thể bỏ phiếu tín nhiệm của mình một cách đúng đắn và chính xác đối với họ. Và như vậy, đây thực sự là phương thức phát huy dân chủ hiệu quả nhờ vào sự giám sát trực tiếp của nhân dân.
- Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, sự giám sát của người dân và sự đóng góp trực tiếp của nhân dân giúp cho các cấp uỷ đảng và chính quyền nắm chắc hơn, cụ thể hơn tình hình đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực quản lý, điều hành và trách nhiệm đối với nhân dân. Trên cơ sở đó làm tốt hơn công tác cán bộ chính quyền cơ sở, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước. Mặt khác giúp cho chính cán bộ chính quyền cơ sở có cơ hội nhìn nhận, đánh giá đúng hơn về bản thân để sửa chữa, phát huy và tự hoàn thiện mình.
- Đối với bản thân những người đang đảm nhận các chức vụ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, thì qua đợt lấy phiếu tín nhiệm sẽ giúp họ có điều kiện được gần dân, lắng nghe các ý kiến góp ý của nhân dân về những ưu điểm, nhược điểm của mình; qua đó để kịp thời khắc phục, điều chỉnh, sửa chữa những hạn chế và tiếp tục phát huy những mặt mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà mình được giao phó và phục vụ nhân dân được tốt hơn. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở, ngày càng trong sạch, vững mạnh, gần dân và có trách nhiệm với nhân dân.
- Qua thực tiễn việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, thì vị trí, vai trò và tổ chức của Mặt trận Tổ quốc nói chung và Mặt trận cơ sở nói riêng đã được phát huy
43
và nâng lên một bước. Hoạt động giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên đã cụ thể, rõ ràng và hiệu quả hơn; khắc phục được một bước tính dân chủ hình thức của công tác này. Mối quan hệ phối hợp giữa Uỷ ban Mặt trận, các tổ chức thành viên và chính quyền ngày càng gắn bó, chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Mặt khác, để tổ chức tốt việc lấy phiếu tín nhiệm, thì Mặt trận cấp xã và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư cũng từng bước được kiện toàn, củng cố; đội ngũ cán bộ Mặt trận tiếp tục được nâng cao trách nhiệm và năng lực thực hiện nhiệm vụ này. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh hoạt động của Mặt trận trong việc tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.