- Không ít nơi sự phối hợp giữa Mặt trận, Hội đồng nhân dân, các tổ chức thành viên thiếu thường xuyên, chặt chẽ, nên hiệu quả công tác chỉ đạo đố
3.3.1 Cải tiến giám sát việc thành lập cơ quan nhà nước
Trong công tác tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục phát huy những ưu điểm, kinh nghiệm của mình và không ngừng đổi mới để nâng cao hơn nữa vai trò của Mặt trận trong bầu cử đại biểu Quốc hội; nhất là phải thể hiện được vai trò là cơ quan duy nhất có quyền hiệp thương lựa chọn, giới thiệu để lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở thẩm quyền mà pháp luật cho phép, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác hiệp thương, đồng thời khẳng định rõ vai trò là "Mặt trận cử để nhân dân bầu". Trong quá trình hiệp thương, mọi trường hợp vi phạm đạo đức, lối sống và pháp luật; sự tín nhiệm cử tri nơi cư trú hoặc nơi công tác đạt tỉ lệ thấp .v.v. đều không được đưa vào danh sách hiệp thương để giới thiệu ra ứng của đại biểu Quốc hội.
Ngoài nhiệm vụ hiệp thương, Mặt trận cần chú trọng thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật về bầu cử cho nhân dân, công tác giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử và tổ chức tốt các hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc giữa người ứng cử với cử tri, thực hiện quyền vận động bầu cử. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phải khắc phục tính hình thức trong các hội nghị tiếp xúc cử tri; đảm bảo để mọi cử tri đều có quyền tham dự các hội nghị này, tránh tình trạng chỉ là những hội nghị tiếp xúc giữa người ứng cử với "đại cử tri" hay "cử tri chuyên nghiệp". Việc nâng cao vai trò của Mặt trận trong công tác tuyên truyền pháp luật về bầu cử, giám sát bầu cử và tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri là giải pháp quan trọng và rất có ý nghĩa, góp phần đảm bảo cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội được diễn ra dân chủ, an toàn và đúng pháp luật.
Tại những cấp không còn tổ chức Hội đồng nhân dân, cần nghiên cứu tăng cường và phát huy mạnh mẽ vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tất cả các khâu từ việc thành lập, tham gia vào hoạt động và giám sát
54
hoạt động của Ủy ban nhân dân. Cụ thể: trong việc thành lập Ủy ban nhân dân cần thể hiện rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp về giới thiệu nhân sự bổ nhiệm Ủy ban nhân dân, về được tham khảo ý kiến (lấy ý kiến bằng văn bản) của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp trước khi bổ nhiệm. Trong quá trình hoạt động thì quy định rõ sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và trách nhiệm các cơ quan đó tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc cùng phối hợp trong việc giải quyết các vấn đề ở địa phương, quyền giám sát và phản biện đối với hoạt động của cơ quan này, trong đó đặc biệt là quyền lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân hiện mới được thực hiện ở cấp xã, phường, thị trấn cần phải tiến tới cho tất cả các cấp. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền đề nghị việc miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh của Ủy ban nhân dân. Thực tế hiện nay việc tổ chức bộ máy chính quyền ở cấp huyện, quận, phường không còn tổ chức Hội đồng nhân dân ở chừng mực nào đó đã không thể hiện vai trò tham gia ý kiến và giám sát của Mặt trận ở cấp đó, nhất là quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân. Nay vai trò của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc chỉ còn giữ lại một phần ở việc tham gia phối hợp của Mặt trận và các đoàn thể cùng cấp trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân. Việc giảm vai trò kiểm soát đối với một thiết chế công quyền rõ ràng chứa đựng nhiều nguy cơ. Có những lo ngại bước đầu về việc lấy gì bảo đảm với những khoảng "tự do" không bị ràng buộc lớn như vậy lại không xảy ra tham nhũng, quan liêu, xa rời nhân dân, không đáp ứng tốt, kịp thời yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.