Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 75)

d. Lãi từ hoạt động bảo lãnh

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:

Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành có liên quan cần ban hành thông tư liên bộ quy định trong trường hợp nếu chủ phương tiện vận tải dùng giấy tờ sở hữu tài sản có ghi ý kiến “Ngân hàng đã giữ bản chính” vẫn được dung phương tiện để lưu thông trong trường thời gian bản chính đã cầm cố tại Ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước quy định số tiền bảo lãnh tối đa cho một khách hàng không vượt quá 10% vốn tự có và 10 khách hàng không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng đó. Trong trường hợp vượt quá mức trên thì phải được sự chấp

thuận của Ngân hàng Nhà nước. Điều này nên để ngân hàng tự giải quyết không nên trình từng trường hợp cho NHNN để xin ý kiến, như vậy sẽ rất phiền hà gây mất thời gian, công sức và làm chậm tiến độ công việc của khách hàng. NHNN không thể giải quyết từng sự vụ cho từng doanh nghiệp, trong trường hợp này các ngân hàng sẽ tiến hành báo cáo định kì đồng thời liên kết lại để đồng bảo lãnh cho khách hàng. Làm như thế để đảm bảo cho khách hàng được bảo lãnh nhanh hơn đồng thời vừa nâng cao uy tín cũng như lòng tin của khách hàng vào ngân hàng mặt khác có thể tạo đươc sự liên kết giữa các ngân hàng trong hệ thống góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn ngành ngân hàng.

Trong các quy chế hiện hành về nghiệp vụ bảo lãnh của NHNN không nên quy định quá cụ thể về việc thế chấp tài sản, tỉ lệ thu phí,….Những vấn đề cụ thể các ngân hàng sẽ tự giải quyết, có như vậy các ngân hàng mới chủ động, linh hoạt trong việc đưa ra chính sách phù hợp với khách hàng.

NHNN sớm ban hành luật bảo lãnh hoàn chỉnh, cũng như các quy định cụ thể về bảo lãnh và tái bảo lãnh bao gồm: nội dung, phạm vi điều chỉnh, các hình thức xử phạt, thủ tục thực hiện,…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các NHTM trong công tác bảo lãnh. Các đơn vị trong nước cần phải tìm hiểu và thực hiện đúng cam kết trong thư bảo lãnh, đồng thời tránh việc dẫn chiếu luật điều chỉnh bảo lãnh ở nước ngoài vào tình hình thực tế ở Việt Nam.

Cải tiến thủ tục bảo lãnh và từng bước đa dạng hóa các hình thức bảo lãnh: về thủ tục bảo lãnh, cần phải nghiên cứu cải tiến sao cho đơn giản nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi thực hiện. Chẳng hạn như thủ tục đămg kí, điều kiện bảo lãnh, thư bảo lãnh. Bên cạnh đó kết hợp với hình thức đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh. Trong thời gian tới một mặt ngân hàng vẫn tiếp tục phát triển các nghiệp vụ bảo lãnh truyền thống, mặt khác triển khai hoạt động bảo lãnh liên doanh, bảo lãnh chứng khoán. Vì khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, trong khi các công ty chứng khoán mới được thành lập, uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao thì nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng trong khâu phát hành và phân phối chứng khoán của các doanh nghiệp là hết sức quan trọng.

Ngoài ra, NHNN còn xem xét một cách nghiêm túc nhằm chỉnh sửa và bổ sung về định nghĩa bảo lãnh cho thật chính xác nhằm phát huy đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 75)