Đồng tiền sử dụng trong bảo lãnh:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 39)

Là đồng tiền được quy định trong hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận giữa bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh.Trước mắt,NH chưa nhận được bảo lãnh bằng vàng và chỉ nhận bảo lãnh bằng ngoại tệ trong các trường hợp doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu,được phép sử dụng ngoại tệ theo quy định của nhà nước.

2.2.1.6. Phí bảo lãnh:

Phí bảo lãnh tại NHNo&PTNT tính cho mỗi khoản bảo lãnh được tính theo công thức:

Phí bảo lãnh= (Số tiền bảo lãnh×Tỷ lệ phí×thời gian bảo lãnh )÷360

Trong đó:

Trị giá bảo lãnh:Số tiền NH nhận đảm bảo.

Thời gian bảo lãnh:là thời gian mà thư bảo lãnh có hiệu lực

chỉnh 3 tháng một lần).

Thời hạn thu phí bảo lãnh:phí bảo lãnh được thu vào mỗi quý.Trường hợp bảo lãnh hết hạn trước thời hạn thu phí thì NH được thanh toán khi hết hạn thư bảo lãnh.

2.2.1.7. Trình tự nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Việt Nam chinhánh Hà Thành nhánh Hà Thành

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp gồm: - Đơn xin bảo lãnh.

- Hồ sơ về tính cách pháp nhân của doanh nghiệp: + Quyết định thành lập doanh nghiệp.

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh.

+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc,kế toán trưởng.

+ Một số văn bản khác như văn bản quy định chức năng.phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.

- Hồ sơ về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh: + Báo cáo tài chính định kỳ và quý gần nhất.

+ Văn bản xác nhận về việc thực hiên nghĩa vụ đối với NSNN.

+ Tài liệu xác minh tình hình công nợ tại thời điểm gần nhất của các TCTD mà doanh nghiệp còn dư nợ.

+ Báo cáo tài khoản hoạt động sản xuất kinh doanh chính trong năm gần nhất. + Danh mục tài sản thế chấp(nếu gửi tài sản thế chấp) hoặc giấy yêu cầu chuyển tiền để ký quỹ(nếu doanh nghiệp không thế chấp tài sản).

Bước 2: Thẩm định và ra quyết định bảo lãnh:

- Thẩm định hồ sơ bảo lãnh:Ngân hàng tiến hành kiểm tra tính đầy đủ,hợp pháp ,hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh.Thẩm định tình hình tài chính và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.Thẩm định tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án.Đây là công việc hết sức quan trọng đòi hỏi cán bộ NH phải làm việc thận trọng và đánh giá được những rủi ro tiềm ẩn.

Sau khi đã đánh giá phân tích,trong vòng 20 ngày NH phải đưa ra thông bảo chấp nhận hoặc từ chối bảo lãnh cho khách hàng.Nếu không đồng ý bảo lãnh

NH sẽ trả lại hồ sơ cho doanh nghiệp,nếu khách hàng đáp ứng đủ yêu cầu đặt ra thì NH sẽ quyết định bảo lãnh.

Bước 3: Thực hiện bảo lãnh:

Khi đưa ra quyết định bảo lãnh(hoặc có sự ủy nhiệm cho chi nhánh của hội sở chính) thì NH yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cam kết đảm bảo cho nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện như:thế chấp,cầm cố,ký quỹ..

Chấp nhận bảo lãnh và phát hành bảo lãnh theo đúng hình thức bảo lãnh mà khách hàng yêu cầu.

Kiểm tra theo dõi việc thực hiện dự án hoặc thực hiện theo dõi việc giải ngân,nhận nợ(nếu là bảo lãnh thanh toán,bảo lãnh hoàn trả vốn vay và bảo lãnh

Bước 4: Xử lý sau bảo lãnh:

- Kiểm tra theo dõi doanh nghiệp về tình hình tài chính ,sản xuất kinh doanh và tài sản đảm bảo từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghiệp vụ bảo lãnh.Đồng thời,yêu cầu doanh nghiệp gửi báo cáo tào chính định kỳ tháng,quý,năm.

- Thu phí bảo lãnh:

+ Mở sổ theo dõi thu phí bảo lãnh.Chi nhánh thu phí theo thời hạn thu phí được quy định trong hợp đồng bảo lãnh.

+ Kếtoán tự động bảo lập chứng từ trích tài khoản tiền gửi của đơn vị để thu nếu khi đến hạn đơn vị không tự động và không được gia hạn.

- Đôn đốc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh. - Hạch toán giảm số dư bảo lãnh và quỹ bảo lãnh.

- Xử lý khi trả nợ thay: số tiền trả nợ thay được trích từ quỹ bao lãnh hay phát mại tài sản thế chấp để thu hồi vốn.

Bước 5: Kết thúc bảo lãnh:

- Thanh lý hợp đồng bảo lãnh: NH lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng, yêu cầu khách hàng nộp lại thư bảo lãnh và thông báo cho kế toán để xuất số dư bảo lãnh.

- Rút kinh nghiệm. - Lưu trữ hồ sơ.

2.2.2. Nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Thành.

Hiện nay tại NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Thành áp dụng tất cả các loại hình bảo lãnh được quy định trong quy chế bảo lãnh của NN. Cho đến nay, ngân hàng đã cung cấp rất nhiều loại bảo lãnh cho khách hàng với mục tiêu đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh. Để xem xét một cách cụ thể hơn về sự gia tăng của các khoản bảo lãnh,ta tiến hành nghiên cứu một số hình thức bảo lãnh được phân loại theo các tiêu chí khác nhau:

Bảo lãnh theo mục đích sử dụng:

Bảng 2.3: Doanh số và tỷ trọng bảo lãnh theo mục đích sử dụng.

Đơn vị: triệu đồng

Loại bảo lãnh

2008 2009 2010 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) - BL dự thầu - BL thực hiện HĐ - BL thanh toán - BL mở L/C - Bảo lãnh khác 8.203 80.542 5.915 273.435 74.13 1.85 18.21 1.34 61084 16.76 7.219 125.595 6.275 263.845 92.903 1.46 22.27 1.72 53.21 18.74 4.348 130.489 12.024 117.689 104.949 1.18 35.31 3.25 31.9 28.4 Tổng 442.229 100 495.837 100 369.508 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác bảo lãnh các năm 2008-2010)

Trong ba năm gần đây,kết cấu của các khoản bảo lãnh đã có nhiều thay đổi.Trong đó các khoản bảo lãnh L/C và bảo lãnh thực hiện hợp đồng đang dần chiếm ưu thế.Nguyên nhân là do khách hàng xin bảo lãnh phần đông là các công ty trong lĩnh vực thương mại,do đó loại hình này thường xuyên được sử dụng.

Doanh số bảo lãnh mở L/C luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số bảo lãnh,năm 2008 và 2009 hầu như là hình thức bảo lãnh chính của ngân hàng,chiếm trên 50%.Cụ thể:năm 2008 là 273.435triệu đồng chiếm 61,84%,năm 2009 là 263.845triệu đồng,chiếm 53,21%.Điều này có nghĩa là uy tín của ngân

hàng đã được nâng lên không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Trong khi tại các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, loại bảo lãnh này thường chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn.Do tác động của khủng hoảng kinh tế vẫn chưa ảnh hưởng lớn đến Việt Nam nên doanh số bảo lãnh mở L/Cnăm 2009 có giảm nhưng giảm không đáng kể so với năm 2008 ,nhưng đến năm 2010 thì doanh số này chỉ còn 117.698triệu đồng giảm 146.147 triệu đồng so với năm 2009, nhưng so với tổng doanh số bảo lãnh thì bảo lãnh mở L/C vẫn chiếm tỷ trọng lớn.Tuy nhiên, số món của loại bảo lãnh này không phải là nhiều. Doanh số cao chủ yếu là do giá trị bảo lãnh của một món là lớn, đây là do số tiền bảo lãnh thường chiếm một tỷ lệ rất lớn so với giá trị hợp đồng, trong khi giá trị của một hợp đồng có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao thứ hai là bảo lãnh thực hiện hợp đồng..Doanh số loại này hầu như tăng đều qua ba năm,cả về doanh số và tỷ trọng,năm 2008 là 80.542 triệu đồng chiếm 18.21%,năm 2009 là 125.595 triệu đồng tăng cao so với năm trước là 45.053 triệu đồng(tăng 55,94%), tỷ trọng là 22,27% và đến năm 2010 doanh số lớn nhất đạt 130.489 chiếm 35.31% tổng doanh số bảo lãnh. Đó là do những món bảo lãnh thuộc loại này có giá trị rất lớn, mặc dù giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng không vượt quá 10% giá trị hợp đồng song những hợp đồng này lại thường có giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng

Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thanh toán luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số bảo lãnh.Đối với bảo lãnh dự thầu năm 2008 đạt 8,203 triệu đồng chiếm 1,85% tổng doanh số bảo lãnh,đến năm 2009 giảm xuống còn 7.219 triệu đồng(chiếm 1,46%) và đến năm 2010 lượng bảo lãnh dự thầu thực hiện qua ngân hàng chỉ còn 4.348 triệu đồng,chiếm 1,18% doanh số bảo lãnh.Như vậy, từ năm 2008 đến năm 2010 doanh số bảo lãnh dự thầu đã giảm đi một lượng khá lớn là 3.855 triệu đồng(giảm 47%). Bảo lãnh dự thầu ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số bảo lãnh.,nguyên nhân là do giá trị bảo lãnh dự thầu lại không phải là lớn, chỉ bằng 1-3% giá trị dự thầu. Do đó mà doanh số bảo lãnh dự thầu các năm ít hơn so với bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Còn bảo lãnh thanh toán thì

có chiều hướng tăng đều trong ba năm vừa qua,cụ thể là năm 2008 doanh số là 5.915 triệu đồng(chiếm tỷ trọng 1,34%), năm 2009 là 6.275 triệu đồng,nhưng chỉ chiếm tỷ trọng la 1,37% do bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh mở L/C tăng lên chiếm tỷ trọng cao,đến năm 2010 doanh số bảo lãnh thanh toán là 12.024 triệu đồng,tăng 5.749 triệu đồng so với năm 2009,chiếm 3,25% tổng doanh số bảo lãnh,.Sở dĩ doanh số của hai loại bảo lãnh này chiếm tỷ trọng thấp là vì khách hàng của ngân hàng chủ yếu thuộc khối thương mại

Bảo lãnh theo đối tượng:

Bảng 2.4: Doanh số và tỷ trọng bảo lãnh theo đối tượng.

Đơn vị: triệu đồng

Loại bảo lãnh

2008 2009 2010 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng ( %) Doanh số Tỷ trọng (%) - DNNN - DN ngoài QD - TP kinh tế khác Tổng cộng 131.671 295.973 14.585 442.229 26.77 66.93 3,3 100 136.539 341.157 18.141 495.837 27.54 68.8 3,66 100 110.255 243.570 15.683 369.508 29,86 65.9 4,24 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác bảo lãnh các năm 2008-2010)

Với xu thế nền kinh tế hiện nay dó là các doanh nghiệp cổ phần hóa thành các doanh nghiệp tư nhân,cộng với rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở ra.Do đó khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Hà Thành thường là các doanh nghiệp tư nhân vì vậy đối tượng bảo lãnh của NH tập trung vào khu vực ngoài quốc doanh.Ngoài ra cũng có một số khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước nhưng chiếm tỷ trọng không nhiều.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số bảo lãnh của DNNN còn rất hạn chế.Có thể nói dây là tình trạng chung của các NHTM Việt Nam hiện nay(trừ các ngân hàng phục vụ cho tổ chức Nhà nước).Vấn đề ở chỗ không phải họ ít có nhu cầu xin bảo lãnh mà các DNNN hiện nay cũng không có nhiều nhu cầu xin bảo lãnh do họ được cấp vốn từ ngân sách nhà nước.Do vậy doanh số bảo lãnh từ các DNNN luôn giữ ở mức ổn định do ngân hàng có một số khách hàng là DNNN cố định,năm 2008 doanh số là 131.671 triệu đồng,năm 2009 là 136.539 và năm

2010 là 110.255,trong đó tỷ trọng cũng luôn giữ ở mức ổn định chiếm 26.77%,297.54%và 29.86% tổng doanh số trong ba năm 2008,2009 và 2010.

Bên cạnh đó thì doanh số bảo lãnh của doanh nghiệp ngoài QD thì luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số,luôn chiếm trên 60%,chỉ có năm 2010 giảm đi 97.587 triệu đồng do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.Các thành phần kinh tế khác từ tỷ trọng 3,3% năm 2008 tăng lên chiếm 4.24% tổng doanh số năm 2010.Và hiện nay,NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Hà Thành vẫn luôn có xu hướng phát triển loại hình bảo lãnh này,tạo điều kiện cho các DN ngoài QD,mặc dù biết NH gặp khó khăn trong việc quyết định bảo lãnh cho một DNvà chấp nhận rủi ro lớn hơn đối với bảo lãnh cho DNNN.Điều đó chứng tỏ một chính sách khách hàng hợp lý đã và đang được xây dựng tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Hà Thành.

Bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh.

Bảng 2.5: Doanh số và tỷ trọng phân theo thời hạn bảo lãnh.

Đơn vị: triệu đồng

Loại bảo lãnh

2008 2009 2010 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) -BL ngắn hạn -BLtrung,dài hạn Tổng cộng 315.718 126.511 442.229 71.39 28.61 100 361.124 134.713 495.837 72.83 27.17 100 230.692 138.816 369.508 62.43 37.57 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác bảo lãnh các năm 2008,2009,2010)

Như vậy số lượng bảo lãnh ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với bảo lãnh trung và dài hạn. Năm 2008,bảo lãnh ngắn hạn chiếm 71.39% tổng doanh số bảo lãnh,đến nay đã giảm xuống còn 62.43%.Bảo lãnh ngắn hạn được thực hiện tại ngân hàng là bảo lãnh dự thầu,còn các loại hình bảo lãnh khác như:bảo lãnh thực hiện hợp đồng,bảo lãnh thanh toán,baỏ lãnh tạm ứng lại chủ yếu là bảo lãnh trung và dài hạn.Doanh số bảo lãnh trong bảng cho thấy giá trị của các món bảo lãnh trung,dài hạn đang ngày càng được nâng lên.NHNo&PTNT Việt Nam Chi

nhánh Hà Thành đã và đang chú ý thực hiện tốt các món bảo lãnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của mọi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w