Công tác tổ chức đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 71)

d. Lãi từ hoạt động bảo lãnh

3.2.7. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ

Cũng giống như các lĩnh vực hoạt động khác, để nghiệp vụ bảo lãnh đạt hiệu cao thì tất yếu đòi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý và luôn bám sát tình hình thực tế xây dựng một tập thể cán bộ đoàn kết, trong đó ban lãnh đạo và cán bộ phụ trách là những người năng nổ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cùng với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trình độ cao, nhiệt tình tháo vát luôn là mục tiêu phấn đấu của ngân hàng.

Con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành công của công việc. Dưới con mắt của khách hàng, các cán bộ quản lý và nhân viên cùng với các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh là hình ảnh của ngân hàng. Nó phản ánh khả năng, năng lực cũng như uy tín của ngân hàng đó. Tác phong làm việc, năng lực nghiệp vụ, trình độ hiểu biết, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng là một nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng, đặc biệt nó tác động đến long tin và sự trung thành của khách hàng. Do vậy, nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT nói riêng là tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ thành thạo mạnh về chuyên môn kết hợp với việc trau dồi kiến thức ngân hàng phải luôn chú trọng vào việc nâng cao thái độ, phẩm chất đạo đức của nhân viên. Có thể đơn cử một số giải pháp cơ bản sau:

Công tác đào tạo cần tập trung trọng điểm và đào tạo một cách toàn diện để thực sự có một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực và hiểu biết phục vụ yêu cầu công tác kinh doanh, tránh đào tạo tràn lan, lãng phí, ưu tiên đào tạo cán bộ chủ chốt trước, sau đó đào tạo cán bộ kế cận, có năng lực, phẩm chất đạo đức.

Việc đào tạo cán bộ không chỉ thực hiện bằng hình thức cử đi học tập trung dài hạn, mà còn cần phải quan tâm đến công tác đào tạo tại chỗ vừa tiết kiệm được thời gian lại đỡ tốn kém. Ngân hàng nên tổ chức thường xuyên việc kiểm tra tay nghề dưới nhiều hình thức khác nhau để khuyến khích cán bộ áp dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đội ngũ cán bộ công tác tại ngân hàng hầu hết tuổi đời còn rất trẻ chưa có

nhiều kinh nghiệm thực tế.

Cùng với việc đề ra những tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng công tác ngân hàng nên có một chính sách đãi ngộ xứng đáng về lương, thưởng đối với cán bộ, tập thể có thành tính, sáng kiến trong quan hệ kinh doanh và ký kết hợp đồng. Đây là những hoạt động cần thiết nhằm khuyến khích tinh thần làm việc và góp phần nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm minh đối với những tập thể và cá nhân vi phạm dưới bất kỳ hình thức nào để không làm ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng và kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Thường xuyên tổ chức các lớp học nghiệp vụ như học về chế độ kế toán mới, phương pháp thẩm định dự án đầu tư, phân tích hoạt động kinh tế, các kiến thức pháp lý trong quan hệ với khách hành và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sở hữu….nhằm nâng cao nghiệp vụ.

Sử dụng đúng năng lực và phẩm cấp, quản lý đúng chức năng, mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ có trình độ.

Liên tục tổ chức các cuộc tuyển chọn cán bộ giỏi về nghiệp vụ, vững vàng về chuyên môn.

Nâng cao thái độ phục vụ khách hành của các cán bộ ngân hàng sao cho khách hàng tìm đến với ngân hàng để giao dịch luôn có cảm giác thoải mái và tin tưởng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w