Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án trước khi đưa ra quyết định bảo lãnh:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 64)

d. Lãi từ hoạt động bảo lãnh

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án trước khi đưa ra quyết định bảo lãnh:

ra quyết định bảo lãnh:

Để thực hiện đúng mục tiêu, quy trình thẩm định dự án, nâng cao chất lượng thẩm định trước khi đưa ra phán quyết bảo lãnh đòi hỏi cần phải phát huy hoạt động của tổ chức thẩm định tại ngân hàng. Việc thẩm định dự án cần phải kết hợp thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh, đối chiếu, đảm

bảo tính chính xác về nguồn thông tin nhận được, sau đó các thông tin được xử lý bởi tiến hành phân tích, đánh giá và ra quyết định đồng ý hay từ chối bảo lãnh.

Trong quá trình thẩm định, điều kiện quan trọng về doanh nghiệp mà cán bộ ngân hàng phải xem xét,kiểm tra,đánh giá đúng đó là:

+ Tư cách pháp nhân.

+ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh + Khả năng về tài chính và tài sản thế chấp

+ Quan trọng nhất là hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở đó, cán bộ thẩm định có thể đặt ra và lường trước các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong suốt thời gian bảo lãnh nhằm đưa ra giải pháp kịp thời để có thể hạn chế tối đa thiệt hại cho các bên. Bên cạnh đó các cán bộ ngân hàng cần phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn, cơ quan hữu quan và đặc biệt là chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể để nâng cao chất lượng, đảm bảo tính kinh tế cũng như pháp lí của quá trình thẩm định.

Ngoài ra các cán bộ ngân hàng cần phải căn cứ vào các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời dựa vào các báo cáo tài chính định kì của doanh nghiệp kết hợp với sự giám sát của các cán bộ chuyên môn nhằm xem xét nghiêm túc triệt để tính hiệu quả của phương án kinh doanh. Cụ thể:

- Về vấn đề tài sản thế chấp:

Hiện nay, trong hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT xu hướng chung của khách hàng đến xin mở bảo lãnh dưới hình thức kí quỹ thấp nhất ( thường là 5% giá trị bảo lãnh) vì nếu ở mức cao thì khoản nợ tức do kí quỹ thấp, làm đọng vốn lưu động của doanh nghiệp. Thay cho việc kí quỹ thấp trong bảo lãnh, doanh nghiệp phải thế chấp tài sản. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có trình độ chuyên môn cao để xác định giá trị tài sản thế chấp, khả năng phát mại tài sản từ đó đưa ra quyết định chấp nhận cho những tài sản nào là tài sản thế chấp và những điều khoản cần thiết kèm theo.

Thông thường các tài sản thế chấp của doanh nghiệp nhà nước chủ yếu thuộc sở hữu của nhà nước vì vậy khi đem thế chấp ngân hàng chỉ đơn thuần

dừng lại ở chỗ xác minh giá trị tài sản và quyền sử dụng tài sản đó của doanh nghiệp. Ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh, hoạt động của ngân hàng cũng phải được đảm bảo an toàn và hiệu quả. Do đó, ngân hàng sẽ thực sự gặp khó khăn khi phải đấu giá tài sản do chưa có sự đồng ý cho phép của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến tài sản thế chấp. Điều đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân ngân hàng.

- Thẩm định tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh:

Đây là khâu chủ chốt và quan trọng bậc nhất đối với ngân hàng nhằm đạt được hiệu quả mong muốn cũng như phòng tránh rủi ro. Trong khi vấn đề tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc thì thì việc căn cứ vào tính hiệu quả sản xuất kinh doanh để ra quyết định cuối cùng là hết sức cần thiết. Do vậy, cán bộ thẩm định phải thực sự có năng lực, có kinh nghiệm để đánh giá, xem xét tính khả thi của dự án trên cả ba phương diện: kĩ thuật tài chính, kinh tế, xã hội để đưa ra những quyết định đúng đắn, phải phù hợp với bảo lãnh (về giá trị được bảo lãnh, phí bảo lãnh,…). Ngoài ra thông qua quá trình thầm định cán bộ ngân hàng còn có thể tư vấn cho khách hàng về các vấn đề có liênn quan đến tính khả thi của dự án đó, nhằm nâng cao chất lượng dự án và hạn chế rủi ro phát sinh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w