MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 73)

d. Lãi từ hoạt động bảo lãnh

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH:

NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH:

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lí nhà nước:3.3.1.1. Về môi trường pháp lí: 3.3.1.1. Về môi trường pháp lí:

Chính phủ cần ban hành luật sở hữu tài sản, các văn bản dưới luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản (như cấp chứng từ sở hữu, chuyển nhượng, đăng kí, xác nhận thế chấp,…).

Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện trong khuôn khổ pháp luật về: Thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chính phủ các bộ, ngành có liên quan cần thực hiện nghiêm chỉnh quy chế đấu thầu, thực hiện hợp đồng theo thông lệ quốc tế đảm bảo chắc chắn cho những công trình được gọi thầu đã có vốn đầu tư nhằm ngăn ngừa rủi ro về phía ngân hàng do ngân sách thiếu vốn vay hay chậm thanh toán.

Sửa đổi bổ sung một số điểm trong luật công ty, luật đất đai, luật phá sản doanh nghiệp, luật dân sự, luật doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước…đặc biệt là thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Cụ thể như sau: Chính phủ cần bổ sung sửa đổi luật doanh nghiệp Nhà nước quy định doanh mục tài sản cầm cố, quy định xử lí doanh mục tài sản thế chấp, cầm cố khi doanh nghiệp không trả nợ được ngân hàng. Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn xử lí, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi doanh nghiệp không trả nợ được ngân hàng.

Đề nghị Bộ tư pháp, Bộ tài chính sửa đổi các nghị định về việc công chứng. Nên có thông tư hướng dẫn mức thu lệ phí công chứng theo hướng giảm đi so với mức 0,5% trên số tiền thế chấp đây là mức phí quá cao không khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các thành phần kinh tế khác khi tài sản thế chấp không được sự bảo trợ của nhà nước.

Hiện nay, Bộ tài chính đã chấp thuận cho các doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước để thế chấp vay vốn ngân hàng.

Nếu doanh nghiệp nhà nước bị phá sản thì phần tài sản thế chấp cũng được xử lí theo luật phá sản doanh nghiệp Nhà nước hiện hành. Thế nhưng, việc thế chấp tài sản của các doanh nghiệp nhà nước chỉ là danh nghĩa, thực tế ngân hàng không phát mại tài sản này được vì tổng cục quản lí vốn và tài sản không xác nhận “chấp nhận cho các doanh nghiệp dùng tài sản này để thế chấp” mà chỉ xác nhận “tài sản này thuộc quyền quản lí và sử dụng”. Chính vì vậy, nếu rủi ro xảy ra doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng cũng không thể thu hồi được nợ thông qua việc phát mại tài sản trên, dẫn đến hậu quả là ngân hàng phải tự mình gánh chịu. Trước tình hình đó, các cơ quan hữu quan có thể xem xét một trong những giải pháp sau:

+ Tiếp tục duy trì chế độ thế chấp, cầm cố tài sản đối với doanh nghiệp Nhà nước nhưng trong đó tổng cục quản lí vốn và tài sản Nhà nước phải đồng ý cho phép ngân hàng có thể phát mại tài sản trên để thu nợ. Nếu không các cơ quan chủ quản này phải chịu trách nhiệm đền bù hoặc trả nợ thay cho các doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp này bị phá sản.

+ Tiếp tục tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo đúng tinh thần của nghị định 28/CP (7/5/96) của Chínhh phủ về “ Chuyển một số doanh nghiệp của Nhà nước thành công ty cổ phần”, chỉ thị 20/CP-TTG (21/4/98) của thủ tướng Chính phủ về “đẩy mạnh sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước theo ngành và địa phương” nhằm nâng cao vai trò làm chủ thực sự của các doanh nghiệp mà đặc biệt khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của các doanh nghiệp này đối với tài sản đem thế chấp làm căn cứ đảm bảo quyền lợi của ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh.

Chính phủ ban hành nghị định 85/CP (7/5/96) “ Quy định việc thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất và cho thuê đất. Nhưng hiện tại các bộ ngành chưa có hướng dẫn cụ thể nên các doanh nghiệp và ngân hàng rất khó khăn trong việc vận dụng thực hiện. Để tạo điều kiện cho ngân hàng và doanh nghiệp trong việc thế chấp, nhận tài sản thế chấp khi vay vốn hoặc bảo lãnh, đề nghi các bộ ngành sớm đưa ra những văn

bản hướng dẫn thi hành cụ thể nghị định trên.

Sửa đổi luật đất đai nhằm tháo gỡ những cản trở về pháp lí, làm cho đất đai được giải phóng trở thành loại hàng hóa đặc biệt có khả năng chuyển hóa dễ dàng từ hình thái hiện vật thành hình thái nguồn vốn, có khả năng luân chuyển linh hoạt và có hiệu quả như mọi hàng hóa khác trên thị trường. Ban hành các văn bản pháp lí cần thiết để tạo lập và phát triển thị trường bất động sản hoạt động trên cơ sở pháp lí rõ ràng đồng thời chịu sự quản lí kiểm soát vĩ mô của Nhà nước cũng như các ngành có liên quan.

3.3.1.2.Về môi trường kinh tế:

Tiếp tục xây dựng một cơ chế thị trường đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tín dụng-tiền tệ-giá cả. Củng cố thị trường vốn và thị trường tài chính hiện có đồng thời từng bước xây dựng thành công thị trường chứng khoán bắt kịp với sự phát triển trong kinh tế khu vực dần dần từng bước hòa nhập với xu thế phát triển kinh tế chung của thế giới.

Cải cách chính sách kinh tế đối ngoại, tiếp tục đẩy mạnh chính sách mở cửa và hợp tác kinh tế với nước ngoài. Dần hoàn thiện môi trường đầu tư trong nước để kích thích nhu cầu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, sớm tiến tới cơ chế công bằng hòa nhập hai hình thức đầu tư này. Cải cách chính sách, chế độ về xuất nhập khẩu với phương châm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Cải cách hệ thống tài chính và thuế, kiện toàn hệ thống ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w