Hoạt động tín dụng
Trong những năm qua, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Thành đã đáp ứng được đầy đủ mọi nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế,giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh,cải tiến dây chuyền công nghệ,tăng chất lượng sản phẩm,giải quyết việc làm cho người lao động
Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
Doanh số cho vay
- Số tiền
- So với năm trước
736 +37,34% 1.291 +75,32% 2.335 +80,87% Doanh số thu nợ - Số tiền
- So với năm trước
550 -9,66% 958 +74,23% 1.745 +82,15% Tổng dư nợ - Số tiền
-So với năm trước
423 +87,80% 758 +79,24% 1.350 +78,10% Nợ xấu Nợ xấu/Tổngdư nợ 0,89 0,21% 17 2,3% 9,5 0,7%
(Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)
Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay và tổng dư nợ có xu hướng tăng cao đã cho thấy những nỗ lực của Chi nhánh trong việc tích cực hoạt động mở rộng khách hàng. Doanh số cho vay năm 2010 tăng 80,87% so với năm 2009 (tương ứng tăng đến 1.044 tỷ đồng). Tổng dư nợ năm 2010 cũng tăng so với năm 2009 lên 78,10% là con số đáng mừng nhưng so với quy mô hiện nay của Chi nhánh thì đó chưa phải con số cân xứng. Năm 2008, doanh số thu nợ của Chi nhánh có dấu hiệu giảm sút so với năm trước. Tuy nhiên những năm sau, Chi nhánh đã có những biện pháp hợp lý để khắc phục tình trạng của mình và đã
được thể hiện bằng con số cụ thể đó là tăng 74,23% vào năm 2009 so với năm 2008 và năm 2010 tăng 82,15% so với năm 2009.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ vẫn có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt năm 2009 nợ xấu là 17 tỷ đồng chiếm 2,3% tổng dư nợ tăng 2,11% so với năm 2008 phản ánh dấu hiệu không tốt về chất lượng tín dụng. Nhưng đến năm 2010 mặc dù xu hướng nợ xấu/tổng dư nợ vẫn tăng so với năm 2008 nhưng mức tăng không còn cao như trước mà chỉ tăng có 0,51%. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng và cần tiếp tục hoàn thiện của Chi nhánh trong chính sách tín dụng của mình.
Về cơ cấu tín dụng xét theo thời hạn cho vay vẫn chủ yếu là cho vay ngắn hạn, chiếm trên 66% các khoản cho vay. Cho vay trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của Ngân hàng.
2.2.THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH.
Ngày nay,các hoạt động dịch vụ kinh doanh thương mại trong nền kinh tế của hệ thông NHTM đang phát triển hết sức mạnh mẽ.Vai trò của ngân hàng trong đẩy mành thương mại và trong giai đoạn đổi mới hiện nay lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.Với những bước đi vững chắc trong những năm gần đây hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Thànhđã đạt được nhiều kết quả khả quan và có bước phát triển đáng khích lệ,bước đầu tạo được uy tín và nâng cao chất lượng hoạt động chung của ngân hàng,đồng thời tạo khả năng cạnh tranh với các NHTM khác.
2.2.1.Quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Thành
Bảo lãnh là một nghiệp vụ mới đối với ngành ngân hàng Việt Nam.Các giai đoạn về nghiệp vụ này được ban hành và sửa đổi nhiều lần.NHNN đã lần lượt ban hành các Quyết định số 207/QĐ-NH7 ngày 1/7/1997 về việc “Ban hành quy chế mở L/C nhập hàng trả chậm”.Công văn số 895/1998/CV- NHNN3(26/9/1998) về việc :”Chấn chỉnh công tác cho vay bảo lãnh”, Công văn
số 895/1998/CV-NHNN3 ban hành ngày 26/9/1998 về việc ‘chấn chỉnh công tác cho vay, bảo lãnh’ và mới đây là Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 của thống đốc NHNN về “quy chế bảo lãnh ngân hàng” ban hành ngày 25/8/2000; QĐ 386/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành và sửa đổi quy chế bảo lãnh ngân hàng, Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ban hành ngày 11/02/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh.
Căn cứ vàoQuyết định số 26/2006/QĐ-NHNN, ngày 26/06/2006, của Thống đốc NHNN Việt Nam : "Ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng" của NHNN và các hướng dẫn thực hiện NHNN&PTNT chi nhánhHà Thành tuân thủ thực hiện các vấn đề chung có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.