ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 62)

d. Lãi từ hoạt động bảo lãnh

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH

TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠINHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH

Với mục tiêu phấn đấu xây dựng một ngân hàng kiểu mẫu hiện đại về công nghệ, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có chất lượng, NHNo&PTNT đã và đang thiết lập chiến lược phát triển toàn diện trên cơ sở tổng hợp xây dựng từ các chiến lược bộ phận, một trong những chiến lược góp phần thu nhỏ cho sự nghiệp phát triển hoạt động của ngân hàng là chiến lược hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh.

Căn cứ vào hành lang pháp lí cho phép trên cơ sở có sự giúp đỡ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng thời dựa vào khả năng chính mình, NHNo&PTNT quyết tâm thực hiện chiến lược hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh theo những định hướng sau

-Tiếp tục đẩy mạnh các loại hình bảo lãnh trong nước như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước, bảo lãnh bảo hành công trình, bảo lãnh thanh toán…phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, theo định hướng và quy hoạch phát triển chung của đất nước. Từ nghiệp vụ bảo lãnh sẽ thúc đẩy nghiệp vụ cho vay thanh toán, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong cơ chế thị trường.

Nâng cao chất lượng thẩm định, đánh giá dự án, đánh giá các đối tượng doanh nghiệp xin bảo lãnh kết hợp thực hiện các yêu cầu, điều kiện đặt ra một cách nghiêm túc nhằm một mặt khắc phục và hạn chế những vấn đề đang tồn tại trong quá trình thực hiện mặt khác tăng cường và củng cố tính hiệu quả của hoạt động bảo lãnh.

Tăng cường và hoàn thiện các loại hình bảo lãnh hiện có. Bổ sung và phát triển một số hình thức bảo lãnh mới tương xứng với điều kiện vật chất và trình độ

của ngân hàng nhằm đáp ừng ngày càng đầy đủ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, phù hợp với tình hình chính trị, xã hội.

Phát triển có trọng điểm bảo lãnh L/C trả chậm dài hạn,nhập dây chuyền sản xuất máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp trong khi nguồn vốn ngoại tệ huy động trong nước và nguồn vốn dài hạn còn hạn chế.

Lựa chọn những khách hàng lớn, tiềm lực tài chính lành mạnh, có phương án sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Tập trung bảo lãnh cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu, các đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải.

Thực hiện quy chế bảo lãnh mở L/C trả chậm chỉ đối với những vật tư nguyên liệu thiết yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phù hợp với chính sách xuất nhập khẩu hàng năm.

Thực hiện bảo lãnh trực tiếp đối với khách hàng, không thực hiện bảo lãnh thông qua các tổ chức tư vấn, dịch vụ trung gian.

Không thực hiện bảo lãnh đối với khách hàng có phương án tiêu thụ theo phương thức bán hàng trả chậm, bán hàng đại lí, ủy thác qua khâu trung gian.

Trước những định hướng trên, vấn đề đặt ra là phải có giải pháp thực hiện sao cho có thể đảm bảo tốt nhất mục tiêu của chiến lược hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Đó là những giải pháp có tính đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn và môi trường pháp lí, trên cơ sở tổng hợp những thế mạnh của ngân hàng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng đi lên một cách ổn định, vững chắc và có hiệu quả.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤBẢO LÃNHTẠI NHNo&PTNT VIỆT NAMCHI NHÁNH HÀ THÀNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành (Trang 62)