Pháp luật về hộ tịch Cơ sở pháp lý để quản lý hộ tịch

Một phần của tài liệu Quản lý hộ tịch - Qua thực tiễn ở Hải Phòng (Trang 28)

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật (Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật nuôi con nuôi năm 2010 và các Nghị định...), các tài liệu sách báo pháp lý, thuật ngữ "pháp luật về hộ tịch" được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên việc sử dụng thuật ngữ này trong các nghiên cứu chỉ mang tính ước định và tùy từng trường hợp, nội hàm của nó được xác định theo nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp có sự khác nhau cơ bản. Theo những cách hiểu khác nhau đó việc xác định các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp luật về hộ tịch cũng có sự khác nhau.

Hiểu theo nghĩa rộng: thì pháp luật về hộ tịch bao gồm: toàn bộ hệ thống quy phạm các vấn đề hộ tịch, theo đó nguồn chủ đạo của pháp luật về hộ tịch bao gồm Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm

2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, Luật nuôi con nuôi năm 2010 và các văn bản về đăng ký và quản lý hộ tịch (Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Nghị định 68/2002/NĐ-CP...) Cũng trong cách hiểu này các quan hệ pháp luật hộ tịch được phân thành hai nhóm cơ bản, đó là nhóm quan hệ mang tính chất dân sự và nhóm quan hệ về quản lý. Hai nhóm quy phạm này có mối quan hệ hết sức mật thiết, trong đó nhóm quy phạm về hộ tịch do Luật Dân sự điều chỉnh luôn đóng vai trò là tiền đề để xây dựng các quy phạm hành chính về hộ tịch.

Hiểu theo nghĩa hẹp: thì pháp luật về hộ tịch chỉ bao gồm các quy phạm hành chính về quản lý hộ tịch. Điều đó cũng có nghĩa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hộ tịch chỉ bao gồm các quan hệ mang tính chất chấp hành- điều hành phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch.

Mặc dù hai quan niệm trên có sự khác nhau cơ bản nhưng cần thấy rằng chúng không mâu thuẫn và loại trừ nhau.

Một phần của tài liệu Quản lý hộ tịch - Qua thực tiễn ở Hải Phòng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)