Cần tiếp tục phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền đăng ký hộ tịch để tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch và chức năng đăng ký hộ tịch. Nhằm khắc phục tình trạng cả ba cấp (tỉnh, huyện, xã) đều thực hiện chức năng đăng ký hộ tịch như hiện nay, tạo điều kiện cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh tập trung thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Tiếp tục phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã thẩm quyền đăng ký tất cả các việc hộ tịch. Quy định này vừa tạo thuận lợi tối đa cho người dân trong việc thực hiện quyền đăng ký hộ tịch vừa đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục
hành chính (một việc-việc đăng ký hộ tịch chỉ do một cơ quan- Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện). Hơn nữa công việc hộ tịch (sinh, tử, kết hôn...) luôn gắn với người dân, nên tập trung thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho cấp xã là hoàn toàn phù hợp, qua đó giúp chính quyền địa phương nắm rõ và quản lý tốt hơn dân cư trên địa bàn. Tham khảo kinh nghiệm và thực tiễn nhiều nước trong khu vực (như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức...) cho thấy, các nước cũng chỉ giao cho một cấp (tương đương Uỷ ban nhân dân cấp xã) thực hiện việc đăng ký hộ tịch.
Riêng đối với nuôi con nuôi thì trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi (được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 10/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011). Theo đó, việc đăng ký nuôi con nuôi trong nước được giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã; còn nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì theo yêu cầu của Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế mà Việt Nam là thành viên được giao cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
Tuy nhiên, nếu phân cấp mạnh cho cấp xã đăng ký toàn bộ các loại việc hộ tịch, kể cả hộ tịch có yếu tố nước ngoài, thì chắc chắn nhiều xã, phường, thị trấn hiện nay vẫn chưa đáp ứng được ngay yêu cầu của nhiệm vụ. Bởi vì, thực tế hiện nay ở cấp xã mới chỉ có 1 hoặc 2 cán bộ Hộ tịch (trên 60% xã, phường, thị trấn có cán bộ Tư pháp-Hộ tịch 2), với trình độ chưa đồng đều, nhưng phải thực hiện 12 nhóm việc thuộc lĩnh vực Tư pháp, chưa kể các loại việc khác do Uỷ ban nhân dân cấp xã giao. Nếu phải đảm nhận thêm các loại việc có yếu tố nước ngoài thì áp lực sẽ rất cao, dễ dẫn đến sai sót trong giải quyết công việc. Mặt khác, cơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở của Uỷ ban nhân dân cấp xã còn thiếu thốn, chưa khang trang cũng gây khó khăn cho việc đăng ký hộ tịch, nhất là đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài.
hai cấp quản lý (cấp Trung ương và cấp tỉnh) và hai cấp đăng ký (cấp huyện và cấp xã). Trong đó, cấp Trung ương là cấp quản lý vĩ mô, chuyên về hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật; cấp tỉnh là cấp tổ chức thực hiện, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra; cấp huyện chủ yếu là hướng dẫn, kiểm tra và trực tiếp đăng ký một số việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài; cấp xã là cấp trực tiếp thực hiện đăng ký các loại việc hộ tịch còn lại.