Thực trạng bộ máy quản lý hộ tịch ở Hải Phòng

Một phần của tài liệu Quản lý hộ tịch - Qua thực tiễn ở Hải Phòng (Trang 43)

Quản lý hộ tịch là một nội dung quản lý nhà nước quan trọng trong lĩnh vực Hành chính-Tư pháp. Do vậy bộ máy quản lý hộ tịch luôn được Đảng uỷ và Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng quan tâm đặc biệt để đảm bảo được hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và đăng ký hộ tịch, vì vậy bộ máy quản lý hộ tịch được bố trí ở cả 3 cấp: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã (chỉ riêng Huyện đảo Bạch Long Vỹ do điều kiện đặc thù nên không có cấp xã). Giúp Uỷ ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực quản lý và đăng ký hộ tịch (theo ngành dọc) bao gồm: Sở Tư pháp Hải Phòng; 13 phòng Tư pháp ở các quận, huyện và 366 công chức Tư pháp- Hộ tịch ở cấp xã.

Từ khi có Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005, Hải Phòng đã phân cấp mạnh mẽ theo hướng chuyển giao một số loại việc trước đây thuộc thẩm quyền đăng ký của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã. Đây được coi là mốc đánh dấu sự vận dụng một tư duy mới về sự phân cấp quản lý nhà nước về hộ tịch và cũng thể hiện sự đánh giá cao về sự đảm nhận những nhiệm vụ ngày càng phức tạp hơn của hệ thống Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã. Việc giao đồng thời cho 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) trực tiếp đăng ký hộ tịch thì các cấp có thể giám sát hoạt động của nhau thông qua quá trình giải quyết công việc. Mặt khác, công việc sẽ không tập trung vào một hoặc hai cấp gây nên khối lượng công việc lớn, quá tải dễ dẫn đến việc giải quyết công

việc chậm, mắc nhiều sai sót. Bên cạnh đó, năng lực thực sự của cán bộ cấp cơ sở hiện nay còn nhiều hạn chế, nếu tiếp tục giao những vụ việc phức tạp, hoặc việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài thì chưa thể đáp ứng được yêu cầu công việc

Với sự phân cấp này, thẩm quyền quản lý hộ tịch của các cơ quan trong bộ máy quản lý hộ tịch ở Hải Phòng hiện nay được bố trí như sau:

2.2.2.1. Ở cấp tỉnh

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng thực hiện quản lý về hộ tịch trong địa bàn thành phố. Sở Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân thành phố các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch và thực hiện các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp.

Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Sở Tư pháp thực hiện việc đăng ký việc khai sinh; khai tử; giám hộ có yếu tố nước ngoài; đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch; bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; cấp bản chính giấy khai sinh cho người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong trường hợp trước đây họ đã đăng ký hộ tịch tại Việt Nam.

Phòng Tư pháp thuộc Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, được thành lập năm 1982 (Theo Quyết định số 141/QĐ-TCCQ thành lập Sở Tư pháp của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng). Đến ngày 23/9/2009, Sở Tư pháp đã có quyết định đổi tên thành Phòng Hành chính-Tư pháp. Phòng Hành chính-Tư pháp có chức năng giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện công việc đăng ký, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về công tác hộ tịch trên toàn địa bàn thành phố Hải Phòng..

2.2.2.2. Ở cấp huyện

mình và thực hiện đăng ký khai sinh việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính và bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi; cấp lại bản chính giấy khai sinh, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc.

Phòng Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch trong phạm vi địa phương.

2.2.2.3. Ở cấp xã

Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình. Công chức Tư pháp-Hộ tịch có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch.

Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký việc: khai sinh; kết hôn; khai tử; nhận nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước (bao gồm cả trường hợp đăng ký khai sinh cho con của người nước ngoài cư trú ổn định, lâu dài tại Việt Nam và con của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài)...

Một phần của tài liệu Quản lý hộ tịch - Qua thực tiễn ở Hải Phòng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)