Quan hệ pháp luật về quản lý hộ tịch

Một phần của tài liệu Quản lý hộ tịch - Qua thực tiễn ở Hải Phòng (Trang 31)

Quan hệ pháp luật về quản lý hộ tịch là những quan hệ phát sinh trong hoạt động chấp hành- điều hành được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật về hộ tịch.

Chủ thể quan hệ pháp luật hộ tịch gồm hai nhóm:

- Các cá nhân và cơ quan nhà nước có chức năng quản lý về hộ tịch - Các cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.

Các quan hệ pháp luật hình thành trong lĩnh vực quản lý hộ tịch rất đa dạng, diễn ra theo nhiều chiều giữa các chủ thể khác nhau như: quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý chung với cơ quan quản lý chuyên ngành, giữa cơ quan cùng cấp, quan hệ giữa cơ quan quản lý và đăng ký hộ tịch với công dân... Trong đó nhóm quan hệ phát sinh trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch là nhóm quan hệ phổ biến và thể hiện nhiều yếu tố đặc thù.

Các quan hệ pháp luật về đăng ký hộ tịch là các quan hệ thủ tục phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký hộ tịch với các cá nhân công dân, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Các quan hệ này được thiết lập trên cơ sở sáng kiến và đề nghị chủ động của cá nhân và nó thường gắn liền với việc thực hiện một quyền dân

sự hoặc xác lập một quan hệ hôn nhân và gia đình. Ngoài ra quan hệ đăng ký hộ tịch diễn ra giữa cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch với một cá nhân mà có thể diễn ra giữa cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch với cùng lúc nhiều cá nhân có chung mục đích xác lập quan hệ hành chính đó [22].

Một phần của tài liệu Quản lý hộ tịch - Qua thực tiễn ở Hải Phòng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)