trong quản lý hộ tịch
Tiếp tục củng cố mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan; ban hành quy chế phối hợp để bảo đảm tính kết nối, liên thông giữa các
cơ quan quản lý hộ tịch với các cơ quan khác có liên quan trong quản lý và khai thác các thông tin, số liệu về hộ tịch: cụ thể như sau:
- Ngành Tư pháp:
Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch. Tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ quan, các tổ chức đoàn thể, cán bộ và nhân dân trong toàn thành phố dưới nhiều hình thức. Từ đó, tạo sự chuyển biến về ý thức tôn trọng và chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch trong các cơ quan nhà nước, cán bộ và nhân dân toàn thành phố
Chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể có liên quan nhằm xác minh làm rõ vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc về công tác hộ tịch đảm bảo đúng pháp luật, tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng, thuận lợi các công việc, yêu cầu của dân.
- Ngành Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với ngành Tư pháp tiến hành rà soát thực trạng đội ngũ công chức Tư pháp; tham mưu cho ủy ban nhân dân kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác Tư pháp. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức làm công tác hộ tịch; thay thế, bố trí những người có năng lực, trình độ đạt tiêu chuẩn theo quy định để đảm nhiệm công việc.
- Ngành Tài chính:
Đảm bảo cân đối ngân sách để bố trí kinh phí cho việc cung cấp sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch, trang bị cơ sở vật chất từng bước hiện đại hóa để phục vụ cho việc đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Ngành giáo dục và đào tạo:
Tăng cường tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hộ tịch trong toàn ngành đối với từng đối tượng học sinh, sinh viên, giáo viên và
- Ngành Công an, Tòa án nhân dân và các sở, ban, ngành khác
Các Sở, ban, ngành của thành phố, đặc biệt là các ngành có liên quan tới các quy trình giải quyết công việc liên quan đến hồ sơ, giấy tờ của cá nhân như: Công an, Tòa án, Lao động-Thương binh và xã hội, Bảo hiểm xã hội... có trách nhiệm quán triệt, nghiên cứu kỹ các quy định về hộ tịch. Không tự đặt ra quy định yêu cầu mà pháp luật hộ tịch không có quy định như yêu cầu cá nhân phải tiến hành thủ tục cải chính hộ tịch trong trường hợp có sự khác biệt giữa giấy tờ, hồ sơ của cá nhân với giấy khai sinh.
Trong giải quyết công việc, khi cơ quan, tổ chức cần xác minh, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân được điều chỉnh các giấy tờ, hồ sơ cá nhân theo đúng nội dung của giấy khai sinh đảm bảo quy định. Giấy khai sinh là giấy tờ gốc của cá nhân các thông tin trong hồ sơ và giấy tờ của cá nhân phải phù hợp với giấy khai sinh của cá nhân, mọi quy trình giải quyết công việc liên quan đến giấy tờ, hồ sơ cá nhân đều phải dựa trên cơ sở giấy khai sinh của cá nhân.
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức, đoàn thể: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên các quy định pháp luật về hộ tịch để không ngừng nâng cao nhận thức và ý thức tự chấp hành pháp luật về hộ tịch cho cán bộ, nhân dân.
- Đài phát thanh:
Phối hợp với ngành Tư pháp trong việc thực hiện, triển khai pháp luật về hộ tịch thông qua Đài phát thanh, truyền hình đến với người dân trên địa bàn thành phố, sắp xếp thời lượng trong chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật hợp lý, phát sóng vào khung giờ phù hợp để người dân có thể dễ dàng tiếp nhận được các thông tin về đăng ký và quản lý hộ tịch.