HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG VÀ CHẤM ĐIỂM

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55)

phải được tách bạch. Chức năng quản lý RRTD phải được giao cho một bộ phận độc lập với đơn vị hoạt động kinh doanh của NH, không tham gia vào hoạt động tạo ra RR. Tại GPBank Thăng Long, với sự tách bạch này thì phòng quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu KH, hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ vay vốn và chuyển thông tin liên quan đến KH cho phòng hỗ trợ tín dụng. Phòng hỗ trợ tín dụng kiểm tra, thu thập thông tin khác qua hệ thống lưu trữ của NH, tìm hiểu thong tin KH, kiểm tra thực tế và đề nghị KH bổ sung thông tin cần thiết.

3.2.2. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Giám sát khoản cho vay là cả một quá trình tính từ khi KH nhận tiền đến khi KH trả hết nợ gốc và lãi cho NH. Giám sát khoản vay càng chặt chẽ thì NH càng có sự chủ động trong việc kiểm soát các loại RR có thể xảy ra.

Nhằm tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý RRTD thì NH cần thường xuyên xem xét các khoản vay, kiểm tra tình trạng kinh doanh của KH, khả năng tài chính của KH. NH theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay có đúng mục đích, quá trình hoàn thành dự án,… Ngoài ra cán bộ tín dụng cần nhận diện được những RR tiềm ẩn trong suốt quá trình cho vay để có những biện pháp kịp thời, nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH.

3.2.3. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG VÀ CHẤM ĐIỂM KHÁCHHÀNGHÀNG HÀNG

Hệ thống xếp hạng tín dụng và chấm điểm khách hàng là một tiêu chí quan trọng trong việc thẩm định KH. Vì dư nợ tín dụng của GPBank Thăng Long chủ yếu là DN, tỷ lệ NQH và nợ xấu của DN cũng cao hơn so với KH cá nhân, do đó đề xuất về hệ thống xếp hạng tín dụng và chấm điểm KH trong chuyên đề này tập trung vào KH là DN.

thống GPBank đang sử dụng là phương pháp so sánh. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đối chiếu so sánh thường cố định, không được cập nhật thường xuyên theo sự biến động tình hình kinh tế, do đó GPBank cần kết hợp phương pháp so sánh với thống kê và phương pháp chuyên gia. Bảng chấm điểm cần được thay đổi hàng năm phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của từng ngành kinh tế.

- Hoàn thiện việc phân tích ngành kinh tế: Nền kinh tế càng phát triển, các ngành nghề càng phong phú. Mỗi lĩnh vực đều có những đặc điểm khác nhau, điều kiện phát triển khác nhau. Do đó NH cần xây dựng chỉ tiêu trung bình cho từng ngành, làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá kết quả xếp hạng kinh doanh.

Ngoài ra, NH cũng cần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích, xây dựng nội dung xếp hạng tín dụng theo thời hạn khoản vay để có những đánh giá, xếp hạng chính xác hơn.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55)