0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 36 -36 )

2.2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HĐV TẠI CHI NHÁNH

Vốn là nguồn để đảm bảo hoạt động và luôn chiếm một vị trí quan trọng cả về trước mắt và lâu dài, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nó là tiền để cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, cũng như việc mở rộng quy mô hoạt động. Nhận thức được điều này, Ngân hàng TMCP Dầu khí Việt Nam nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng luôn chú trọng vào công tác huy động vốn sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Bảng 2.1. Bảng tình hình huy động vốn từ 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 1026.0 100 1385.1 100 1620.6 100

Theo loại tiền gửi

VNĐ 861.84 84 1205.04 87 1539.57 95

Ngoại tệ 164.16 16 180.06 13 81.03 5

Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 205.2 20 193.91 14 243.1 15

Có kỳ hạn 820.8 80 1191.19 86 1377.5 85

Theo đối tượng kinh tế

Cá nhân 677.16 66 1024.98 74 1247.86 77

Doanh nghiệp 266.76 26 290.88 21 291.7 18

Tiền gửi khác 82.08 8 69.24 5 81.04 5

(Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính Chi nhánh Thăng Long)

Biểu đồ dưới sẽ cho ta cái nhìn dễ dàng hơn về tổng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động qua các năm.

Ban giám đốc Ban kế toán tài chính Giao dịch và kho quỹ Ban hành chính nhân sự Ban quan hệ khách hàng Ban hỗ trợ tín dụng Tổ kiểm tra kiểm soát nội

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Tổng nguồn vốn huy động tại GP.Bank Thăng Long luôn đạt ở mức khá cao qua các năm mặc dù Chi nhánh mới được thành lập, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế rất khó khăn. Năm 2011, tổng vốn huy động đã tang 359.1 tỷ tương đương với 35% so với 2010. Với tốc độ tăng chậm hơn, năm 2012 tổng nguồn vốn huy động tang so với 2011 là 235.5 tỷ đồng tương đương với 17%. Năm 2012 đánh dấu bước ngoặt của rất nhiều đối tượng trong nền kinh tế bởi sự thay đổi và điều chỉnh các chính sách tài chính và tiền tệ của chính phủ và sự suy giảm của nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Cũng vì lý do này mà nguồn vốn chi nhánh huy động được cũng bị giảm sút nhẹ. Với thời kỳ mới thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế thế giới, nhưng GPBank Thăng Long cũng rất nỗ lực thức đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư qua rất nhiều các chương trình khuyến mại như: “Gửi tiết kiệm, trúng Mercedes”, “Cào nhanh tay trúng ngay quà tặng”,… Ngoài ra còn do tác động từ những chính sách điều hành lãi suất theo hướng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường.

Cơ cấu nguồn HĐV theo loại tiền gửi: Vì là đồng tiền quốc gia nên VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng loại tiền huy động được, chiếm khoảng 84% trong tổng nguồn vốn huy động được năm 2010 và dần qua năm 2011 và 2012 là 87% và 95%. Cơ cấu nguồn vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ đang có chuyển dịch theo hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung của các NHTM

trong thời gian gần đây. Bắt đầu từ 13/4/2011, NHNN quyết định KH khi gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ tại bất cứ NHTM nào cũng chỉ được hưởng lãi suất tối đa 3%/năm, thay cho mức lãi suất thỏa thuận 5%-6%/năm (tùy từng kì hạn) trên thị trường trước đó. Đồng thời, NHNN cũng ban hành Quyết định 750/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD. Điều này cũng nhằm hạn chế rủi ro cho các NH trong giai đoạn tỷ giá có nhiều biến động.

Cơ cấu nguồn HĐV theo kỳ hạn: Qua các số liệu về nguồn vốn huy động theo kỳ hạn cho thấy, trong tổng nguồn vốn huy động được thì vốn có kỳ hạn là chiếm đa số, chiếm 80% (820.8 tỷ) năm 2010 và có xu hương tăng lên qua các năm 2011 và 2012 lên tới 86% (1191.19 tỷ) và 85% (1377.5 tỷ). Đây là tín hiệu khả quan cho thây mức độ tín nhiệm của KH dành cho GPBank Thăng Long. Tuy nhiên NH cũng cần xem xét, đánh giá để duy trì tỷ lệ giữa nguồn vốn có kỳ hạn và không kỳ hạn một cách hợp lý tránh rủi ro lãi suất khi có biến động lãi suất trên thị trường.

Cơ cấu nguồn HĐV theo đối tượng kinh tế: Nguồn vốn mà GP.Bank Thăng Long huy động được là từ các đối tượng là cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính. Trong 3 năm qua, nói chung nguồn vốn huy động từ dân cư có xu hướng tăng dần và chiếm tỷ trọng lớn.

Tóm lại, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thì hoạt động HĐV của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 là khá hiệu quả. Có kết quả này là nhờ có các chính sách đúng đắn và sáng tạo của giám đốc cùng với sự nhiệt tình và say mê công việc của các nhân viên trong chi nhánh. Từ kết quả trên thấy rõ được khả năng thu hút và cạnh tranh cao của GPBank Thăng Long, vừa giữ được KH quen thuộc vừa khai thác được lượng KH tiềm năng để đảm bảo hoạt động của CN luôn đạt hiệu quả tốt nhất.

2.2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

Hiện nay hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất đối với các NHTM Việt Nam. Vì hoạt động cho vay đã tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu để đáp ứng các khoản chi phí như: trả lãi tiền gửi, vay của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Hiện tại doanh thu của GPBank Thăng Long chủ yếu vẫn là thu từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.2. Bảng tình hình dư nợ tín dụng của GPBank Thăng Long

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) Dư nợ cuối kỳ 985.4 100 1162.8 100 1290.7 100 Theo kỳ hạn Ngắn hạn 560.7 56.9 808.1 69.5 930.6 72.1 Trung, dài hạn 424.7 43.1 354.7 30.5 360.1 27.9

Theo đối tượng kinh tế

Cá nhân 234.5 23.8 255.8 22 225.8 17.5

Doanh nghiệp 750.9 76.2 907 78 1064.9 82.5

Theo loại tiên

VND 808 82 976.8 84 1135.8 88

Ngoại tệ 177.4 18 186 16 154.9 12

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Chi nhánh Thăng Long)

Tình hình dư nợ tín dụng của GPBank Thăng Long trong 3 năm qua có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối song không đồng đều giữa các năm. Ta thấy công tác cho vay của Chi nhánh ngày càng được đẩy mạnh thể hiện khả năng tìm kiếm KH mở rộng thị trường, mở rộng tín dụng mang lại lợi nhuận càng cao cho Chi nhánh.

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của GPBank Thăng Long

Dư nợ tín dụng năm 2011 tăng 177.4 tỷ tương đương tăng 18% nhờ tác động của những chính sách hiệu quả khắc phục sau cuộc khủng hoảng trước. Tuy nhiên đến nửa cuối 2012, nền kinh tế VN cũng bắt đầu rơi vào khó khăn và trì trệ khiến dư nợ tín dụng của Chi nhánh tang chậm hơn so với năm trước, tăng 127.3 tỷ tương đương tăng 11% so với 2011. Tăng trưởng tín dụng luôn ở mức phù hợp, dưới 20% theo đúng quy định của NHNN

Để thấy rõ những thay đổi chuyến biến của tình hình tín dụng tại GPBank Thăng Long, ta phân tích rõ hơn cơ cấu dư nợ tại Chi nhánh

Cơ cấu dư nợ theo loại tiền

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền

Tương tự như cơ cấu huy động các loại tiền thì loại tiền cho vay chủ yếu của chi nhánh là VNĐ, chiếm khoảng trên 80% trong tổng dư nợ. Năm 2011 tổng tiền VNĐ cho vay của chi nhánh đạt 976.8 tỷ, tăng gần 21% so với 2010. Còn USD thì chỉ đạt 186 tỷ, tăng gần 5% so với 2010. Năm 2012, dư nợ bằng VND tăng thêm 159 tỷ so với 2011 đạt 1135.8 tỷ chiếm đến 88% tổng dư nợ của năm 2012. Điều đó cũng phù hợp với diễn biến và xu hướng thị trường.

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tý trọng cao hơn và có xu hướng tăng tương đối. Năm 2010 chiếm 56.9% trong tổng dư nợ, năm 2011 chiếm 69.5% và năm 2012 tiếp tục tăng lên thành 72.1%. Xét về tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn, năm 2011 dư nọ 808.1 tỷ tăng 44% so với 2010, năm 2012 dư nợ chỉ tăng 15% so với 2011 và đạt 930.6 tỷ

Ngược lại với ngắn hạn, dư nợ trung dài hạn lại có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010, dư nợ trung dài hạn là 424.7 tỷ, năm 2011 là 354.7 tỷ giảm 16.5% so với 2010. Đến năm 2012, dư nợ trung dài hạn đã được duy trì, không giảm so với 2011 tuy nhiên về tỷ trọng thì lại giảm so với 2011, chỉ còn chiếm 27.9% tổng dư nợ của 2012.

Cho vay ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn tại GPBank Thăng Long, điều này cũng phù hợp với chính sách tại Chi nhánh đề ra. Đây cũng là một cách nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng vì tín dụng trung và dài hạn tiềm ẩn rủi ro khá lớn.

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng kinh tế

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dư nợ TDNH theo đối tượng kinh tế

Một trong những đặc trưng cơ bản của GPBank Thăng Long là tập trung đầu tư phát triển tín dụng vào DN, và chủ yếu là DNVVN. Bởi vậy mà dư nợ tín dụng đối với

DN không ngừng gia tăng và chiếm một tỷ lệ chủ yếu. Năm 2011 thì dư nợ tín dụng đối với DN là 907 tỷ chiếm 78% trong tổng dư nợ. Đến năm 2012 thì con số này tiếp tục tăng lên 82.5%. Mặc dù dư nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân có xu hướng giảm, tuy nhiên với những khách hàng cá nhân đã từng giao dịch tín dụng tại GPBank Thăng Long thì chi nhánh vẫn kiểm soát và giữ mối quan hệ này. Năm 2012, dư nợ tín dụng đối với cá nhân là 225.8 tỷ đồng, chiếm 17.5% tổng dư nợ.

2.2.3. THỰC TRẠNG RRTD TẠI GPBANK THĂNG LONG

Bảng 2.3. Cơ cấu các nhóm nợ tại GPBank Thăng Long

Dư nợ 2010 2011 2012 Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trong (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Nợ nhóm 1 895.43 90.87 1066 91.68 1199.97 92.97 Nợ nhóm 2 73.51 7.46 70 6.02 53.18 4.12 Nợ nhóm 3 9.26 0.94 12.67 1.09 17.81 1.38 Nợ nhóm 4 6.11 0.62 10.47 0.9 15.49 1.2 Nợ nhóm 5 1.09 0.11 3.66 0.31 4.25 0.42 Tổng dư nợ 985.4 100 1162.8 100 1290.7 100

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính GPBank Thăng Long)

Từ bảng cơ cấu các nhóm nợ ta thấy tỷ trọng nợ nhóm 1 cao nhất, luôn trên 90% và có xu hướng tăng dần. Năm 2010, nợ nhóm 1 chiếm 90.87% tổng dư nợ, con số này tiếp tục tăng lên 91.68% trong năm 2011 và đạt 92.97% năm 2012. Đây là một điều tốt vì nợ nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn, an toàn. Điều này cho thấy GPBank Thăng Long đã kiểm soát tương đối tốt các khoản tín dụng của mình. Tuy nhiên để xem xét, đánh giá RRTD thì cần dựa trên một số tiêu chí khác như tình hình NQH, nợ xấu,…

a.Tình hình nợ quá hạn

NQH luôn là vấn đề quan tâm của mọi NH, chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của những khoản cho vay của NH. Sau đây là bảng số liệu NQH từ 2010-2012 tại GPBank Thăng Long

Bảng 2.4. Tình hình nợ quá hạn của GPBank Thăng Long

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối NQH 89.97 96.8 90.73 +6.83 +7.6% -6.07 -6.24% Tổng dư nợ 985.40 1162.8 1290.7 +177.4 +18% +127.9 +11% Tỷ lệ NQH 9.13% 8.32 % 7.03% _ _ _ _

Tỷ lệ NQH có xu hướng giảm đều trong khi tổng dư nợ vẫn tăng. Tuy nhiên tỷ lệ NQH cả 3 năm đều lớn hơn 5% - mức độ NHNN cho phép. Mặc dù vậy, song năm 2012, NQH không những không tăng mà giảm 6.24% so với 2011. Điều này phản ánh thực trạng về công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD tại GPBank Thăng Long đã cải thiện tốt hơn.

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ NQH của GPBank Thăng Long

Năm 2010, sự tác động của khủng hoảng kinh tế rõ rệt, thị trường tiêu thụ trong nước chững lại do người tiêu dung thắt chặt chi tiêu, thị trường xuất khẩu bị hạn chế do các nước trên thế giới cũng gặp khó khăn và chủ trương hạn chế nhập khẩu để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Mặc dù có thể tiếp cận nguồn vốn thấp do trong thời điểm này Chính Phủ thực hiện chính sách kích cầu làm cho mặt bằng lãi suất giảm xuống

nhằm hỗ trợ các DN khó khăn, nhưng đầu ra cho hàng hoá giảm sút, kết hợp với những khó khăn từ 2010 nên khiến cho không ít các DN giảm sút khả năng thanh toán một cách rõ rệt. Ngay khi KH có biểu hiện trả chậm lãi vay, NH đã có xem xét để điều chỉnh cơ cấu lại nợ. Do đó tỷ lệ NQH cao ở mức 9.13%. NQH chủ yếu tập trung vào các đối tượng cá nhân và một số DN chậm trả lãi và gốc

Sang 2011, chính sách kích cầu từ CP năm 2010 bắt đầu phát huy tác dụng. Nền kinh tế có sự tăng trưởng rõ rệt, các DN bắt đầu tang trưởng trở lại làm cho khả năng trả nợ của NH tăng lên. Do đó ra có thể thấy tỷ lệ NQH tại NH có sự cải thiện, giảm xuống còn 8.32% và đến 2012, con số này tiếp tục giảm xuống 7.03%. NQH giảm, tập trung chủ yếu vào các DN vay vốn lưu động do không kịp thời có dòng tiền vào để chi trả cho NH.

Chất lượng vốn cho vay của NH được thể hiện qua mức độ an toàn của vốn, cụ thể là được đánh giá một phần ở khía cạnh tỷ lệ dư nợ cho vay có đảm bảo và không đảm bảo.

Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay có đảm bảo và không có đảm bảo

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Có TSĐB 76.48 85% 85.18 88% 82.56 91% Không có TSĐB 3.33 3.7% 2.13 2.2% 2.27 2.5% TS hình thành từ vốn vay 10.16 11.3% 9.49 9.8% 5.9 6.5% TSĐB là nguồn thu nợ thứ 2 của NH khi KH không trả được nợ. Nó cũng tạo sự gắn kết trách nhiệm trả nợ của KH đối với NH. Do đó, nếu tỷ lệ NQH có TSĐB cao sẽ giảm bớt nguy cơ RR cho NH. Tỷ lệ này tại GPBank Thăng Long là tương đối cao. Năm 2010, tỷ lệ NQH có TSĐB là 85% và tăng liên tục đến 2011 đạt 91%. Tuy tỷ lệ này đạt ở mức cao, song cũng cần chú ý đến tỷ lệ NQH không có TSĐB. Năm 2011, tỷ lệ NQH không có TSĐB là 2.5% tăng so với 2.2% của năm 2010, điều này cần cân nhắc và thận trọng vì nó sẽ làm tăng nguy cơ không thu hồi được nợ của Chi nhánh.

b.Tình hình nợ xấu

Để phát triển hoạt động tín dụng bên cạnh việc mở rộng, chi nhánh luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả tín dụng, đề phòng và hạn chế RR. Chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu là những số liệu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động TDNH.

Bảng 2.6. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của GPBank Thăng Long Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Nợ xấu 16.46 26.8 37.55 +10.34 +62.8% +10.75 +40% Tổng dư nợ 985.40 1162.8 1290.7 +177.4 +18% +127.9 +11% Tỷ lệ nợ xấu 1.67% 2.3 % 2.91% _ _ _ _

Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính Chi nhánh Thăng Long

Trong ba năm qua, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đều thấp dưới 3%, đảm bảo tỷ lệ theo đúng QĐ 493/2005/QĐ- NHNN. Tỷ lệ NQH tuy không vượt mức 3% nhưng con số này vẫn tăng dần qua các năm. Năm 2010, với tổng dư nợ tín dụng là 985.4 tỷ, tỷ lệ nợ xấu tại GPBank Thăng Long là 1.67%. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2.3%,

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 36 -36 )

×