CÁC MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RR DANH MỤC CHO VAY

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25)

giá tín dụng lớn nhất trên thế giới hiện nay (xét về thị phần) là các công ty Standard & Poor's (S&P), Moody's, và Fitch Group. S&P và Moody's có trụ sở ở Mỹ, trong khi Fitch có cả trụ sở tại Mỹ và Anh, và do FIMALAC của Pháp kiểm soát. Tính đến 2001, mỗi “Ông Lớn” Moody's và Standard & Poor's kiểm soát 40% thị phần đánh giá tín dụng toàn cầu, trong khi thị phần của Fitch là 15%. Như vậy, bộ 3 Ông Lớn năm giữ tới 95% thị phần toàn cầu.

a. Mô hình xếp hạng tín nhiệm của Standard & Poor và Moody’s

Mô hình xếp hạng tín nhiệm của Standard & Poor

Các đánh giá và xếp hạng tín nhiệm của Standard & Poor được đánh giá rất cao vì Standard & Poor là công ty dịch vụ tài chính nổi tiếng, là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín trên toàn thế giới.

Bảng 1.1. Đánh giá dài hạn theo xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor Xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor

Đánh giá dài hạn Xếp

hạng Đánh giá đầu tư Xếp hạng Đánh giá đầu tư

AAA Những người vay tốt nhất,

đáng tin cậy và ổn định CCC

Phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế

AA+ AA AA-

Những người vay tốt, có độ rủi

ro cao hơn AAA một chút CC Trái phiếu đầu cơ A+

A

Những người vay tốt nhưng độ ổn định tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh kinh tế nhất định

C Có khả năng vỡ nợ hoặcđang bị truy thu nhưng vẫn trả tiền theo giao ước

BBB Những người vay ở bậc tầmtrung, có thể tạm hài long ở thời điểm hiện tại

CI Quá hạn chưa trả

BB Có xu hướng dẫn tới nhữngthay đổi trong nền kinh tế R Chịu sự kiểm soát theo quyđịnh do hoàn cảnh tài chính B Tình hình tài chính biến đổi

đáng chú ý SD, D, NR

Đã vỡ nợ hoặc không đánh giá

(Nguồn: http://www.standardandpoors.com)

S&P đánh giá người vay từ từ mức AAA cho tới D. Các mức ở giữa có từ AA và CCC (ví dụ BBB+, BBB và BBB-). Với một vài ngừoi vay, S&P có thể đưa ra các hướng dẫn liệu người vay đó có khả năng được nâng bậc nâng bậc (tích cực), hạ bậc

(tiêu cực) hoặc không chắc chắn (trung gian).

Bảng 1.2. Đánh giá ngắn hạn theo xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor Xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor

Xếp hạng Đánh giá ngắn hạn

A-1 Khả năng đáp ứng cam kết tài chính của người vay là tốt nhất

A-2 Nhạy cảm với các hoàn cảnh tài chính bất lợi nhưng khả năng đáp

ứng các giao ước tài chính của người vay vẫn ở mức hài long

A-3 Những hoàn cảnh tài chính bất lợi có thể làm yếu khả năng đáp ứng

cam kết tài chính của người vay

B

Có những đặc điểm đầu cơ rõ nét. Người vay hiện vẫn có khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính nhưng đối mặt với những vấn đề không chắc chắn có thể ảnh hưởng tới cam kết tài chính

C

Hiện có khả năng không thanh toán và người vay phải phụ thuộc vào những yếu tố kinh tế, tài chính, kinh doanh thuận lợi để đáp ứng cam kết tài chính

D Không có khả năng trả nợ (vỡ nợ với các khoản phải trả)Giao ước không được thực thi đúng thời hạn.

(Nguồn: http://www.standardandpoors.com)

Standard & Poor đưa ra các đánh giá tín dụng cả dài hạn và ngắn hạn cho các tổ chức công và tư. Năm 2011 là lần đầu tiên trong lịch sử, cơ quan này hạ bậc tín nhiệm đối với Mỹ từ AAA xuống AA+ trong khi 2 hãng còn lại giữ nguyên xếp hạng.

Mô hình xếp hạng tín nhiệm của Moody’s

Cùng với Standard & Poor và Fitch Group, Moody’s đóng vai trò quan trọng trong thị trường vốn toàn cầu như là một nhà cung cấp về phân tích tín dụng bổ sung cho các ngân hàng và định chế tài chính trong việc đánh giá RRTD của những loại chứng khoán nhất định.

Bảng 1.3. Đánh giá đầu tư theo xếp hạng tín nhiệm Moody’s Xếp hạng tín nhiệm Moody’s

Đánh giá đầu tư

Xếp hạng Đánh giá dài hạn Đánh giá ngắn hạn

Aaa Được đánh giá chất lượng tín dụng cao nhất, RRTD thấp nhất Prime-1 Có khả năng tốt nhất để trả nợ ngắn hạn Aa1 Aa2 Aa3

Được đánh giá chất lượng tín dụng cao, RRTD rất thấp Prime-1/Prime-2 Có khả năng tốt nhất hoặc cao để trả nợ ngắn hạn A1 A2 A3

Được đánh giá ở mức trung bình khá, RRTD thấp Prime-2 Có khả năng để trả nợ ngắn hạn Baa1 Baa2 Baa3

Được đánh giá ở mức trung bình, với một vài yếu tố đầu cơ, RRTD vừa phải

Prime-2/Prime-3

Có khả năng cao hoặc có thể chấp nhận được để trả nợ ngắn hạn Prime-3 Khả năng có thể chấp nhận được để trả nợ ngắn hạn. (Nguồn: http://www.moodys.com)

Bảng 1.4. Đánh giá đầu cơ theo xếp hạng tín dụng Moody’s Xếp hạng tín nhiệm Moody’s

Đánh giá đầu cơ

Xếp hạng Đánh giá dài hạn Đánh giá ngắn hạn

Ba1 Ba2 Ba3

Bị xem xét là có nhiều yếu tố đầu cơ, RRTD đáng kể

Không đánh giá B1

B2 B3

Bị xem xét là đang đầu cơ, RRTD cao Caa1 Caa2 Caa3 Bị đánh giá chất lượng kém, RRTD rất cao Ca

Bị xem xét là đầu cơ cao, có thể mất khả năng thanh toán nhưng có một vài khả năng thu hồi vốn và lãi

C

Bị đánh giá chất lượng thấp nhất, thường xuyên mất khả năng thanh toán, ít có khả năng thu hồi vốn và lãi

(Nguồn: http://www.moodys.com)

Theo Moody’s thì mục đích của việc xếp hạng tín nhiệm này là cung cấp cho các nhà đầu tư một hệ thống xếp loại đơn giản đo lường mức độ tín nhiệm của chứng khoán trong tương lai.

Mô hình tiêu chuẩn 6C trong phân tích tín dụng

Capacity – Cash flow (Năng lực – Luồng tiền): Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất trong 6 yếu tố đề cập. Năng lực của KH thể hiện thông qua việc điều hành hoạt động kinh doanh, khả năng hoàn trả khoản vay.

vốn chủ sở hữu đủ lớn. Khi đó KH sẽ chủ động được vốn trong hoạt động kinh doanh của mình, và đây cũng như một chỉ báo của mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của KH đối với việc kinh doanh của mình.

Collateral (Tài sản thế chấp): Khi KH bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ, NH được ưu tiên xử lý tài sản thế chấp của KH trước các chủ nợ khác. Đối với NH đây là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng.

Character (Thái độ của khách hàng): Đây là ấn tượng chung mà KH để lại đối với NH. Tuy có thể khá chủ quan, tuy nhiên đây cũng là một phần nhỏ quyết định liệu khoản vay có được phê duyệt. Điều này thể hiện qua sự hợp tác với NH, trình độ học vấn, kinh nghiệm điều hành, phẩm chất cá nhân,…

Coverage (Bảo hiểm): Trong trường hợp một lãnh đạo chủ chốt chết hoặc mất năng lực hành vi, nếu DN có mua bảo hiểm, khi đó bảo hiểm sẽ đảm bảo ngân hàng sẽ được thanh toán nếu doanh nghiệp không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ.

Condition (Điều kiện khác): Ngoài các điều kiện trên, NH sẽ đưa ra quyết định phụ thuộc vào sự đánh giá tình hình kinh tế trong và ngoài nước, phân tích ngành kinh donah cũng như các hoạt động liên quan có ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong phòng ngừa và hạn chế RRTD

Từ những năm cuối của thập niên 80, hệ thống ngân hàng Việt Nam mới được hình thành. Tính đến nay, hệ thống đã có những bước chuyển biến đáng kể nhưng vẫn còn rất non trẻ. Trong khi hệ thống ngân hàng thế giới đã hình thành từ rất lâu, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình phát triển. Để rút ngắn quá trình, VN cần có sự chọn lọc những kinh nghiệm đó một cách khoa học và phù hợp

- Kinh nghiệm của Thái Lan

Mặc dù đã có bề dày hoạt động hơn 100 năm nhưng vào năm 1997-1998 đứng trước cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, hệ thống ngân hàng Thái Lan đã bị chao đảo, hàng loạt các công ty tài chính và ngân hàng bị phá sản hoặc buộc phải sát nhập lại. Để lại hậu quả là tỷ lệ nợ khó đòi lên 48%. Đứng trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng. Nhờ đó, cuối 2003 nợ khó đòi giảm chỉ còn 12,7%

Thứ nhất: các NHTM luôn tuân thủ nguyên tắc tín dụng thận trọng: như giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của NH. Giới hạn cho vay nhóm KH ở

mức 5% vốn NH, 50% giá trị ròng của DN và 25% giá trị nợ. Giới hạn cho vay KH đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của NH

Thứ hai: Luôn kiểm tra giám sát kỹ lưỡng toàn quá trình tín dụng từ khâu phát tiền cho đến khi thu hồi nợ gốc và lãi.

Thứ ba: Hạn chế rủi ro đạo đức do thông đồng giữa cán bộ tín dụng và KH, NH tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết khoản vay.

- Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới với hệ thống NH có quy mô rất lớn.

Một thập niên trước, hệ thống ngân hàng TQ “vật vã” dưới gánh nợ khó đòi. Theo báo cáo của NHTW nước này, năm 1999 nợ xấu chiếm gần 40% tổng dư nựo của toàn hệ thống NH. Năm 2000, tỷ lệ này giảm xuống mức 29%. Những năm sau đó, tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống NH giảm từ 13,2% năm 2004 xuống còn 8,9% năm 2005, đến cuối năm 2007 là dưới 7% và cuối 2008, con số này chỉ còn là 2%. Tính đến cuối tháng 9/2009, tổng dư nợ xấu của các NHTM trong nước là 504.6 tỷ nhân dân tệ, giảm 55.8 tỷ so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu là 1.66% giảm 0.76% so với đầu năm.

Để đạt được kết quả đáng khâm phục như trên, các NHTM TQ đã thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý RRTD mà NHTW đề ra.

- Trích lập dự phòng tổn thất cho vay gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể

- Kiểm tra định kỳ các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất dựa trên nguyên tắc thận trọng

- Chia các khoản tín dụng thành 5 nhóm để dễ theo dõi sự biến động của từng nhóm nợ. Từ đó tìm nguyên nhân và cách giải quyết đối với từng nhóm nợ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

- Kinh nghiệm của Mỹ

Mỹ là nền kinh tế phát triển đứng đầu thế giới. Bên cạnh những thành công thì thất bại của một số NH tại Mỹ cũng để lại cho VN nhiều bài học. Đó là sự kiện đổ vỡ hàng loạt NH Mỹ năm 2007. Nguyên nhân xuất phát từ cho vay thế chấp bằng BĐS dưới chuẩn. Có thể nói những khoản vay này khi thành công sẽ mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho NH. Tuy nhiên giá phải trả của nó tất yếu là RR cao. Sau thất bại

đó, Mỹ đã phục hồi và phát triển, tiếp tục dẫn đầu thế giới về các lĩnh vực trong đó có cả ngành ngân hàng. Sau đây là một số kinh nghiệm của Mỹ:

- Ngân hàng phải luôn nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với KH, phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Từ đó sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của KH và có được lợi nhuận khi cung cấp các sản phẩm tài chính đa dạng

- Ngân hàng thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng. Đây là căn cứ để ngân hàng đo lường và tiên đoán mức độ rủi ro của khách hàng

- Ngân hàng phải yêu cầu bên đi vay chứng tỏ kinh nghiệm của mình trong kinh doanh, thể hiện được tính khả thi của dự án.

- Ngân hàng phải yêu cầu cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm với khoản họ cho vay từ đó sẽ bó buộc trách nhiệm của họ hơn với từng khoản cho vay mà họ thực hiện.

Nhìn chung, ngành NH là ngành hết sức nhạy cảm và chứa đựng nhiều rủi ro, do đó các nhà quản trị NH nên xác định cho mức rủi ro có thể chấp nhận được, không nên quá đề cao lợi nhuận để rồi cái giá phải trả là quá đắt khi RR xảy ra thì không kịp trở tay

- Bài học đối với các NHTM Việt Nam

Từ những kinh nghiệm trên về quản trị RRTD của các nước trên thế giới đã đạt được những kết quả nhất định. Một số bài học kinh nghiệm với VN:

Thứ nhất: nâng cao tính pháp lý của các văn bản quy định về quản trị RRTD, nhằm đảm bảo các NHTM thực hiện các quy định một cách nghiêm chỉnh và chặt chẽ

Thứ hai: cần nhận thức lại vai trò của TSĐB khi phân tích và theo dỗi một khoản tín dụng. TSĐB chỉ là nguồn trả nợ thứ 2, là nguồn thu nợ khi KH không đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh như dự tính

Thứ ba: đẩy mạnh kiểm tra sau khi cho vay, đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Trong quá trình kiểm tra, dựa vào các dấu hiệu phi tài chính, các NH có thể phát thiện RRTD sớm, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời

Thứ tư: nên có quy trình tín dụng cụ thể rõ ràng, nhằm nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ trong từng quy trình, từ đó hạn chế RRTD với từng khoản vay. Đồng thời nên thực hiện quyết định tín dụng tập trung để hạn chế sjw thong đồng của cán bộ tín dụng với KH, hạn chế rủi ro đạo đức

tác quản trị rủi ro. Đồng thời chú trọng đầu tư đổi mới nâng cao hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ công tác phân tích, đánh giá, đo lường RRTD

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của chuyên đề đã khái quát cho chúng ta thấy những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, RRTD. Ngoài ra, còn tìm hiểu kinh nghiệm của một số NHTM các nước về các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD, từ đó rút ra nhiều bài học quý báu cho các NHTM Việt Nam. Với những nền tảng lý luận trên sẽ là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng RRTD tại chi nhánh GPBank Thăng Long.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w