- Giải pháp phần mềm
Ban Giám đốc
3.2.2.3. Hạ tầng công nghệ thông tin
Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người sử dụng Internet tại Việt Nam tính đến cuối tháng 11-2010 là 27,3 triệu người, chiếm khoảng 31,7% dân số Việt Nam. Như vậy sau 13 năm kể từ ngày Việt Nam hòa mạng Internet toàn cầu (1-12-1997), lượng người sử dụng Internet trong nước đã tăng rất nhanh. Theo đó Việt Nam xếp thứ 20 trong tổng số những quốc gia sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, đây là cơ hội cho TMDDT phát triển, đặc biệt là bán lẻ điện tử phát triển
Phần lớn các doanh nghiệp đã ý thức được những lợi ích mà việc kết nối mạng có thể mang lại như giúp các doanh nghiệp tìm kiếm được thông tin nhanh chóng về các đối tác, tìm hiểu thông tin thị trường về ngành hàng quan tâm, tìm các thông tin quảng cáo hoặc chủ động quảng bá hình ảnh doanh nghiệp...
Theo kết quả điều tra của Bộ Thương Mại về việc sử dụng Internet trong các doanh nghiệp, tính đến đầu năm nay, có tới 92% doanh nghiệp trong cả nước đã kết nối Internet, trong đó có gần 83% doanh nghiệp dùng Internet để tìm kiếm thông tin và tỷ lệ kết nối băng thông rộng ADSL lên tới 81%.
Trong tổng số 1.077 doanh nghiệp được điều tra, có 31,3% đã có website; trong đó có tới 98,3% số website này chỉ để giới thiệu về doanh nghiệp; giới thiệu sản phẩm 62,5%, giao dịch thương mại điện tử 27,4% và thanh toán trực tiếp chỉ có 3,2%. Hơn 64% doanh nghiệp dùng Internet cho mục đích trao đổi thư điện tử; gần 63% doanh nghiệp có mục đích truyền và nhận dữ liệu, 41% doanh nghiệp với mục đích mua bán hàng hoá và dịch vụ, 40% doanh nghiệp dùng để duy trì và cập nhật website và chỉ có
hơn 22% doanh nghiệp dùng Internet như một kênh liên lạc với các cơ quan nhà nước, đến năm 2010, trên cả nước sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và sẽ có khoảng 60% trong số này sử dụng website
Các doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả thương mại điện tử khi đã có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đủ năng lực, bao gồm hai nhánh: tính toán (computing) và truyền thông (communications), hai nhánh này ngoài công nghệ thiết bị còn cần phải có một nền công nghiệp điện tử vững mạnh làm nền; và hiện nay đang có xu hướng đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cơ sở hạ tầng công nghệ của thương mại điện tử. Đòi hỏi về hạ tầng cơ sở công nghệ bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo con người có thể thực tế tiếp cận được).