Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục Trước khi triển khai kế hoạch thu hồi đất, giải quyết vấn đề việc làm cho đối tượng nông dân bàn giao

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 78)

- Công tác tuyển dụng lao động chưa hiệu quả

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục Trước khi triển khai kế hoạch thu hồi đất, giải quyết vấn đề việc làm cho đối tượng nông dân bàn giao

kế hoạch thu hồi đất, giải quyết vấn đề việc làm cho đối tượng nông dân bàn giao lại đất cho các khu công nghiệp, cần phải thay đổi nhận thức của người dân về nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân về ảnh hưởng của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, như: tư vấn định hướng nghề nghiệp và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Mở các lớp tập huấn, đào tạo để giúp người nông dân có kiến thức về sản xuất, kinh doanh.

Kết luận chương 3

Chương 3 của khóa luận đã làm rõ những quan điểm có tính chiến lược của tỉnh Đồng Nai trong vấn đề giải quyết việc làm. Coi công tác giải quyết việc làm là động lực của sự phát triển bền vững, cần được thống nhât trong các kế hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội, do đó mà sự quan tâm và phối hợp của các ban ngành, chính quyền địa phương là điều kiện tất yếu.

Chương 3 cũng đề xuất một số giải pháp dựa trên những vấn đề mà tỉnh đang gặp phải, trong đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành nghề có tiềm năng thu hút nhiều việc làm, chú trọng đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ vốn vay cho người lao động sau thu hồi đất và tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nông thôn là những giải pháp khả thi mà trong thời gian tới tỉnh cần có kế hoạch triển khai và thực hiện một cách triệt để.

KẾT LUẬN

Việc phát triển nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà còn góp phần đáng kể vào việc thực hiện xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người lao động ở nông thôn nước ta. Tuy nhiên, CNH – HĐH tất yếu phải đi liền với việc thu hồi đất, mà chủ yếu là đất nông nghiệp của một bộ phận nông dân. Điều này đang đẩy hàng chục vạn nông dân, trong đó có tỉnh Đồng Nai rơi vào

cảnh mất đất, mất việc làm và chưa tìm được việc làm mới. Là một tỉnh có tiềm năng phát triển công nghiệp mũi nhọn, nhưng nguồn lao động nông thôn lại chiếm đến hơn 60%. Trong số hơn 1 triệu lao động được thu hút vào làm việc trong các KCN, liệu có bao nhiêu phần trăm trong số đó là nông dân bị thu hồi đất và con em của họ! Điều này cũng dễ hiểu vì các doanh nghiệp KCN cần tuyển dụng lao động có trình độ, đã được đào tạo theo từng nghề nhất định, trong khi đó phần đông nông dân chỉ biết nghề làm ruộng, chăn nuôi ở trình độ thấp, hoặc nghề thủ công truyền thống; chưa có tác phong làm việc công nghiệp. Đây là một mâu thuẫn và là vấn đề xã hội phát sinh khá gay gắt hiện nay ở nông thôn, dẫn đến những điểm “nóng” về mặt xã hội cần tỉnh phải giải quyết trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang Hiển (1995), “Thị trường lao động, thực trạng và giải pháp”, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995. kê, Hà Nội, 1995.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 78)