Từ giữa thập niên 1990 đến nay, quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động của nông dân diễn ra khá nhanh, nhưng chưa tương thích và đáp ứng được yêu cầu

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 53)

- Công tác tuyển dụng lao động chưa hiệu quả

Từ giữa thập niên 1990 đến nay, quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động của nông dân diễn ra khá nhanh, nhưng chưa tương thích và đáp ứng được yêu cầu

nông dân diễn ra khá nhanh, nhưng chưa tương thích và đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2009, giá trị nông nghiệp trong GDP đã giảm xuống còn 19,6% trong khi tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn ở mức cao 52,8%. Nghịch lý này phản ánh thực tế là công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn chưa đủ sức tạo việc làm mới để thu hút lao động nông nghiệp, trước hết là đối với các hộ nông dân thuộc diện THĐ. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng lâm nghiệp còn thấp; chăn nuôi, thuỷ sản phát triển thiếu ổn định. Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa tác động trực tiếp và thúc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn nói chung và các hộ nông dân thuộc diện THĐ nói riêng. Doanh nghiệp nông thôn số lượng ít, quy mô nhỏ; số doanh nghiệp tham gia chế biến nông, lâm, thuỷ sản không nhiều. Phần lớn nông sản, kể cả nông sản xuất khẩu, có giá trị gia tăng thấp, chỉ số cạnh tranh chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình so với thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển dịch và hạn chế chất lượng cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Ba là, tác động của suy thoái kinh tế khiến số lượng việc làm giảm, doanh nghiệp dè dặt tuyển dụng lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cao Bằng thừa nhận, giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất là bài toán khó. Trong đó có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Một nguyên nhân quan trọng là do tác động của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, nhiều dự án xây dựng cầm chừng mãi không đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng chưa thật sự quan tâm giải quyết việc làm cho người mất đất. Người nông dân chưa thay đổi tư duy, nhận thức, chưa đủ năng động để chuyển đổi nghề nghiệp. Mặt khác, đến nay, tỉnh vẫn chưa có chính sách đặc thù cho những người mất đất sản xuất, Sở cũng chưa có chương trình đào tạo nghề nào dành cho người thuộc diện thu hồi hết đất sản xuất nông nghiệp. Theo khảo sát, trong số những nông dân không có việc làm thì số người có độ tuổi từ 35 trở lên chiếm 76,5%. Ðó là độ tuổi quá muộn để đi học và quá sớm để được nghỉ ngơi. Do vậy, tâm lý trồng lúa đã ăn sâu, bén rễ, chuyện học nghề để chuyển đổi chẳng khác nào… đánh đố. Hơn nữa, để học những nghề đòi hỏi nhiều chất xám thì người nông dân khó tiếp thu, còn đào tạo nghề đơn giản thì doanh nghiệp không chấp nhận. Thành thử, những trường, trung tâm dạy nghề được mở tại những vùng có diện tích thu hồi đất nông nghiệp lớn rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười”. Nơi thì không đủ học viên vào học phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, nơi thì hầu như toàn học viên từ các tỉnh khác, nơi khác về học. Trong khi đó, hầu hết cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp khi tuyển lao động đều ưu tiên nhận người trẻ, những người vừa có sức khỏe lại dễ đào tạo.

Theo số liệu thống kê, đến nay, các doanh nghiệp trong KCN đã thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp, và hàng triệu lao động gián tiếp. Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê thu hút 72 lao động. Nếu so với khả năng tạo việc làm thì những con số này chưa phải là lớn, và chưa tương xứng với tiềm năng. Nhưng điều quan trọng đáng nói ở chỗ: phần lớn những lao động này là lao động trẻ ở nông thôn (có đến 90% lao động có độ tuổi từ 18 cho đến 35), có khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật mới.

Bốn là nguyên nhân từ cơ chế

Tuy nhiên, ở nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng chính quyền thực hiện thu hồi đất tràn lan, có những dự án chưa được phê duyệt vẫn tiến hành thu hồi đất, giá đất chủ yếu lấy theo giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định hàng năm. Trong khi đó, trên thị trường trong những năm gần đây do tình trạng bất động sản “đóng băng”, giá đất bị đẩy cao liên tục, thay đổi nhiều lần trong một năm, nên giá bồi thường cách biệt khá xa so với giá thị trường. Mặt khác, tình trạng vi phạm

trình tự thu hồi đất, thiếu công khai dân chủ, những bất cập trong việc hỗ trợ giải quyết việc làm sau thu hồi đất… là những nguyên nhân dẫn đến người dân không đồng tình và tình trạng khiếu nại kéo dài.

Theo đó, khiếu nại liên quan đến đất đai, đền bù, giải tỏa chiếm tới hơn 70% tổng số các vụ khiếu nại trong thời gian qua. Hầu hết các vụ khiếu nại đông người, phức tạp xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước cũng phát sinh trong lĩnh vực đất đai. Thực tế, cảnh tượng hàng trăm người nông dân giăng biểu ngữ và khiếu kiện trước các cơ quan công quyền không hiếm. Thậm chí, có nhiều vụ chống đối việc cưỡng chế đất của chính quyền gây xôn xao dư luận như vụ việc ở Văn Giang - Hưng Yên, Vụ Bản - Nam Định…. Nhiều dự án khi triển khai chậm tiến độ nhiều năm do vướng giải phóng mặt bằng làm cho chi phí đầu tư tăng lên, hiệu quả dự án giảm sút.

Ngoài ra, số lượng các dự án treo ngày càng xuất hiện nhiều hơn và lâu hơn. Có những dự án quy hoạch treo đến hàng chục năm ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động kinh doanh của hàng chục hộ dân sống trong vùng dự án. Tương tự, cũng có rất nhiều dự án sau khi thu hồi đất đền bù với giá rẻ rồi bỏ hoang.

Kết quả của những bất cập trên là đất đai, nguồn lực quý của đất nước đã bị “bỏ hoang” lãng phí. Nhiều dân mất đất do bị thu hồi từ đó mất đi công ăn việc làm và ngày càng trở nên nghèo đói. Thậm chí, ở một vài địa phương, đã nhen nhóm những bất ổn xã hội.

- Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w