Về thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 49)

Sự phát triển của các KCN và thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tạo ra một môi trường lao động sôi động, hiệu quả. Nhiều lao bàn tỉnh Đồng Nai đã tạo ra một môi trường lao động sôi động, hiệu quả. Nhiều lao động từ khắp các địa phương trong cả nước đã có việc làm tại đây. Ở Đồng Nai hiện có hàng trăm nghìn công nhân lao động của địa phương cũng như các tỉnh khác đang làm việc tại các KCN trên địa bàn tỉnh, tập trung đông nhất là ở thành phố Biên Hòa và các huyện như Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, thị xã Long Khánh.v.v.., con số này mỗi năm một tăng, điều này khẳng định phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư đang là một giải pháp tiềm năng cho vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.

* Những hạn chế

- Chất lượng cuộc sống của người lao động còn thấp

Những trường hợp không có công ăn việc làm sau tái định cư chủ yếu là các đối tượng đặc biệt như người nghèo, người già, cô đơn, trẻ em không có điều kiện học hành… Từ bao đời nay, người nông dân chỉ quen với sản xuất nông nghiệp, nên sau khi thu hồi đất, không có đất canh tác, hầu hết các hộ dân không tìm được việc làm chỉ sống bằng tiền đền bù. Một số tuy gọi

là tìm được việc làm nhưng là những công việc đơn giản, thu nhập thấp, đời sống rất khó khăn. Phần lớn đối tượng nông dân bị thu hồi đất hạn chế về trình độ văn hóa, chưa được trang bị những kiến thức cần thiết khi phải đứng trước những lựa chọn của cuộc sống. Nhiều hộ nông dân sau khi nhận tiền đền bù sử dụng không hợp lý, tiêu xài phung phí, sử dụng sai mục đích, đem tiền đó đi mua sắm đồ dùng sinh hoạt, sắm sửa xe máy, ti vi, xây nhà... mà không đầu tư tạo việc làm bằng một nghề mới phi nông nghiệp hay đầu tư giáo dục con em, nên chỉ sau vài năm bị thu hồi đất, nông dân đã rơi vào “bần cùng hóa tương đối” và dẫn đến tệ nạn xã hội gia tăng.

Một thời gian đầu do nhân dân tự phát tìm việc, tự lo cuộc sống nên việc làm của người dân trong độ tuổi lao động sau khi thu hồi bàn giao đất đã bị đảo lộn rất lớn. Nhìn chung, công việc không ổn định, đa dạng và có đặc điểm chung là tạm thời và thu nhập thấp. Một số chuyển sang buôn bán rau, dưa, thực phẩm với mức thu nhập chỉ khoảng 500.000 đồng đến 600.000 đồng/tháng. Một số khác chuyển sang chăn nuôi nhỏ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp như mây tre đan xuất khẩu, chế biến lương thực... Nhìn chung, các công việc này bấp bênh bởi thị trường tiêu thụ không ổn định và thu nhập thấp. Một số chuyển sang kinh doanh dịch vụ xung quanh khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà trọ, trò chơi giải trí... nhưng đời sống cũng gặp rất nhiều khó khăn.

- Chưa quan tâm tới người lao động vùng sâu, vùng xa

Nhiều hộ nông dân ở vùng sâu, vùng xa sau khi bị thu hồi đất đều thu nhập thấp, khó chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt một bộ phận bị thu hồi trên 50% diện tích đất đã trở thành hộ nghèo. Theo số liệu điều tra của đề tài khoa học Thực trạng và giải pháp việc làm cho người dân sau thu hồi đất, nhìn chung các xã có mức thu nhập bình quân khoảng 700.000 đồng/ người/ tháng.

Nhiều hộ dân chỉ sống dựa vào số tiền được đền bù. Những hộ biết cách sử dụng hợp lý để nhanh chóng có kế hoạch ổn định cuộc sống và tìm kiếm việc làm cho mình không nhiều. Nhiều hộ không biết chi tiêu, sử dụng sai mục đích nên 2 hay 3 năm sau khi bị thu hồi đất, họ đã rơi vào tình cảnh nghèo đói.

+ Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, có điều kiện thuận lợi cho canh tác, trong khi các diện tích đất đền bù là đất xấu, cách xa khu thuận lợi cho canh tác, trong khi các diện tích đất đền bù là đất xấu, cách xa khu dân cư và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn.

+ Việc thực hiện định giá đền bù đất cũng như tài sản trên đất chưa phù hợp với giá thị trường và khu tái định cư. với giá thị trường và khu tái định cư.

+ Một số địa phương chạy theo phong trào phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mà chưa cân nhắc đến hiệu quả; hoặc phát triển công nghiệp, dịch vụ khu đô thị mà chưa cân nhắc đến hiệu quả; hoặc phát triển công nghiệp, dịch vụ bằng mọi cách mà chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với người dân.

+ Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp tràn lan là khá phổ biến. Quá trình quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cũng tràn lan là khá phổ biến. Quá trình quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như thẩm định các phương án sử dụng đất và xây dựng phương án bồi thường chưa thực sự khoa học, thiếu sự tham gia đầy đủ của các ngành, cac tổ chức có liên quan hoặc đại diện cho quyền lợi của người dân.

+ Thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất. Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến trong định giá đền bù cho người dân.

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi dưỡng giải phóng mặt bằng tại các địa phương vừa thiếu, vừa yếu, dẫn đến hiện tượng không giải đáp rõ những thắc mắc phương vừa thiếu, vừa yếu, dẫn đến hiện tượng không giải đáp rõ những thắc mắc của người dân hoặc áp dụng không đúng chính sách, chế độ đền bù, hỗ trợ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất .

+ Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhiều nơi lại thiên về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà chưa cân đối quyền lợi với người dân bị thu hồi đất. quyền lợi của nhà đầu tư mà chưa cân đối quyền lợi với người dân bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 49)