Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tăng cường hợp tác trong tiêu thụ nông sản

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 76)

- Công tác tuyển dụng lao động chưa hiệu quả

3.2.4.Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tăng cường hợp tác trong tiêu thụ nông sản

Bên cạnh đó, làng nghề gỗ mỹ nghệ ở xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, với sản phẩm được tận dụng từ gỗ “phế thải” đã mang lại sự danh tiếng với những sản

3.2.4.Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tăng cường hợp tác trong tiêu thụ nông sản

tiêu thụ nông sản

- Vị trí của giải pháp

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những nội dung của ba khâu đột phá phát triển kinh tế tỉnh đến năm 2020. Đề án xây dựng Nông thôn mới cũng khẳng định tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ cho nông nghiệp và nông thôn, ưu tiên tập trung đầu tư vào những sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của từng vùng.

Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, trước mắt cần được đẩy mạnh sử dụng ở những ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác.

- Cơ sở của giải pháp

Quyết định 176/QĐ-TTg về Đề án tổng thể phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ nay đến năm 2020; trong đó trọng tâm là các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Nội dung, biện pháp thực hiện

Hoàn thiện các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cần sửa đổi chính sách liên kết sản xuất

nông sản theo hợp đồng, trong đó xây dựng các chính sách liên kết đủ mạnh để giải quyết vấn đề phá vỡ hợp đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến cho các doanh nghiệp không mặn mà và không “dám” đầu tư lâu dài vào lĩnh vực này. Nhà nước đóng vai trò trung gian điều phối, trọng tài, tăng lòng tin cho các bên tham gia liên kết.

Quyết liệt đổi mới trong công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong khối các cơ quan nghiên cứu khoa học công lập, thực hiện xã hội hoá những lĩnh vực có tiềm năng, đổi mới thủ tục hành chính trong triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng gọn nhẹ, gắn với sản phẩm đầu ra, tạo điều kiện về thời gian cho các nhà khoa học, có cơ chế đãi ngộ đặc biệt đối với nhà khoa học đầu ngành, đổi mới cơ chế thuê chuyên gia nước ngoài, cả Việt kiều làm việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học của Việt Nam.

Việc lựa chọn, quyết định thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương (điều kiện tự nhiên, thị trường, khả năng tài chính, công nghệ, nhân lực..). Nên phân kỳ đầu tư để có bước đi thích hợp, tạo tiền đề tích lũy kinh nghiệm, tài chính và công nghệ để nhân rộng mô hình.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 76)