Về công tác dạy nghề GQVL

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 46)

Người lao động ở nông thôn lâu nay vẫn loay hoay, vất vả trên con đường thoát nghèo vì thiếu kiến thức về ngành nghề cụ thể cùng thông tin về thị trường thoát nghèo vì thiếu kiến thức về ngành nghề cụ thể cùng thông tin về thị trường những hàng hóa mà họ sản xuất ra… Do đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có ý nghĩa quan trọng, giúp nông dân có thể tự tìm được việc làm, tự tổ chức sản xuất bước đầu theo mô hình kinh tế hộ gia đình...

Chỉ tính riêng trong những năm gần đây, Nhà nước đã phê duyệt rất nhiều kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động có đất chuyển đổi mục đích sử dụng. Các hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động có đất chuyển đổi mục đích sử dụng. Các chính sách này có tác dụng nâng cao khả năng cũng như cơ hội có việc làm của người lao động nông thôn nhất là những lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Cùng với những chính sách của Trung ương, tỉnh Đồng Nai đã ban hành các chính sách đối với những người bị thu hồi đất nông nghiệp, trong đó có các chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thực hiện Đề án 1956, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã đào tạo trên 20.000 lao động nông thôn, hơn 80% có việc làm ngay sau khi đào tạo. Đặc biệt qua khảo sát nhanh hơn 40% số lao động được đào tạo có việc làm ngay bằng chính nghề cũ của mình như may gia công, nhận may hàng xuất khẩu, trồng trọt, chăn nuôi gà thả vườn, nghề thủ công truyền thống. (Theo tỉnh Đoàn Đồng Nai)

Trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã xuất hiện nhiều mô hình thí điểm có hiệu quả cao như chăn nuôi gà thả vườn kết hợp sử dụng máy ấp trứng, máy chế biến thức ăn; mô hình dạy may công nghiệp, may dân dụng tại Trung tâm Dạy nghề huyện Định Quán - huyện chỉ đạo điểm của Trung ương; mô hình đan lát thủ công; trồng rau an toàn tại Trung tâm Dạy nghề Tân Phú; mô hình đào tạo gắn với doanh nghiệp thuộc nhóm nghề công nghiệp tại Trung tâm Dạy nghề Trảng Bom; mô hình dạy may công nghiệp tại huyện Thống Nhất… đều cho hiệu quả rõ nét. Huyện Định Quán là một địa phương được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chọn thí điểm triển khai Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trung tâm dạy nghề của huyện thường xuyên duy trì các lớp đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn, như: hàn, điện, may công nghiệp, trồng nấm, các lớp hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà thả vườn, trồng cam, quýt… Đặc biệt, nghề tranh thúc đồng lần đầu tiên được triển khai đào tạo tại trung tâm đã đạt kết quả tốt, các sản phẩm của người học làm ra được doanh nghiệp nhận tiêu thụ. Người học nghề tranh thúc đồng sau khi hoàn thành chương trình học, khi đi làm có thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng. Qua gần 2 năm triển khai Đề án 1956 đã có trên 3 ngàn người lao động ở các xã trong huyện được đào tạo nghề, trong đó có hơn 1 ngàn người được đào tạo các nghề phi nông nghiệp.

Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu đã thu được kết quả, nhiều bất cập về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được rút ra để tiếp tục quả, nhiều bất cập về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được rút ra để tiếp tục có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo, trình độ nhận thức của các đối tượng học nghề. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 30% lao động nông thôn đã học nghề nhưng lại chưa được giới thiệu việc làm cho mình hay tự tạo việc làm để đảm bảo thu nhập vì nhiều nguyên nhân. Theo Sở Lao động - TBXH, trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn rất cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ cấp xã và sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong huyện chứ không chỉ dựa hết vào các trung tâm dạy nghề như trong thời gian

qua. Song song đó còn đòi hỏi ý thức tự giác của người học. Trong năm nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh sẽ có nhiều đổi mới. Đó tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh sẽ có nhiều đổi mới. Đó là sự chuyển hướng từ đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động và nguyện vọng của người học. Ngay từ đầu năm 2012, huyện Cẩm Mỹ đã tiến hành rà soát lại số lao động được đào tạo nghề mà chưa có việc làm để xem xét nguyện vọng cần hỗ trợ vay vốn hoặc giới thiệu việc làm cho đối tượng này. Mặt khác, huyện đang khẩn trương hoàn thành công trình trung tâm dạy nghề, chậm nhất trong tháng 6 tới sẽ đưa vào sử dụng để phục vụ công tác đào tạo nghề cho người dân địa phương. Thời gian tới, tỉnh sẽ tạo nhiều cơ chế thông thoáng cho hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó quan tâm đến việc nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Định Quán thành trường dạy nghề để từ đó nhân rộng ra toàn tỉnh; xem xét, bố trí cán bộ chuyên trách lĩnh vực dạy nghề tại các phòng Lao động - thương binh và xã hội cấp huyện...

Sàn giao dịch việc làm Đồng Nai thường xuyên được diễn ra tại Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Nai và 4 điểm vệ tinh ở cả hai hình thức trực tuyến và trực dịch vụ việc làm Đồng Nai và 4 điểm vệ tinh ở cả hai hình thức trực tuyến và trực tiếp, thu hút đông đảo doanh nghiệp và đông đảo người lao động trong và ngoài tỉnh tham gia.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 46)