Những năm đầu, Bình Dương rất lúng túng trong công tác tổ chức điều hành nguồn vốn hỗ trợ cho lao động nông thôn Các ngành chức năng làm nhiều

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 26)

- Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai.

Những năm đầu, Bình Dương rất lúng túng trong công tác tổ chức điều hành nguồn vốn hỗ trợ cho lao động nông thôn Các ngành chức năng làm nhiều

hành nguồn vốn hỗ trợ cho lao động nông thôn. Các ngành chức năng làm nhiều nhưng kết quả không đạt được bao nhiêu.

- Dù án nhiều nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là để đối phó về mặt thủ tục. Vì vậy khi tiến hành thẩm định không đạt kết quả. Không có dự án khả thi để giải ngân.

- Công tác khảo sát chọn lọc đối tượng chưa thực hiện tốt, thiếu sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với ngành chức năng, cũng như với các Đoàn thể dẫn đến chọn hộ vay trùng lặp, không đúng đối tượng, không đạt mục tiêu chương trình đề ra.

- Công tác triển khai vốn chậm, thiếu định hướng, thường được thực hiện vào những tháng cuối năm.

- Dù án của các tổ chức đoàn thể sử dụng chỉ tiêu do tỉnh phân bổ thường cho vay nhỏ, lẻ, có nhiều hộ tham gia và rải rác trên nhiều địa bàn. Do đó phải kéo dài thời gian thẩm định, dẫn đến nhiều trường hợp thay đổi nhu cầu do phải chờ lâu.

Để khắc phục tình hình này, tỉnh đã thực hiện một số biện pháp:

- Tập trung quản lý nguồn vốn theo kênh phân bổ là UBND huyện, thị. Mỗi huyện, thị thành lập một ban chỉ đạo giải quyết việc làm. Thực hiện phân cấp xét duyệt dự án cho cấp huyện. Tăng cường tổ chức tập huấn hàng năm cho các cán bộ cấp huyện thị tham gia chương trình, tổ chức tập huấn cho UBND, đoàn thể xã, phường để cùng tham gia quản lý chương trình.

- Chọn dự án hộ kinh doanh: Thông qua phỏng vấn trực tiếp để chọn các phương án vay phù hợp với yêu cầu của chương trình và định hướng ưu tiên của tỉnh để giải quyết việc làm.

- Chọn dự án hộ gia đình: UBND xã, phường chọn hộ gia đình thông qua sự phối hợp các đoàn thể cơ sở nhằm giải quyết nhu cầu vay vốn trong hội viên các đoàn thể, tránh trùng lặp, đầu tư tập trung tạo thuận lợi cho công tác quản lý điều hành vốn.

- Ban hành quy chế thực hiện, quy định rõ nhiệm vụ chức năng của các cấp, các ngành để đảm bảo quá trình triển khai được thông suốt và đúng định hướng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua cán bộ làm công tác thẩm định ở cơ sở.

Với hàng loạt các giải pháp nói trên, từ năm 1996 trở lại đây, công tác cho vay từ quỹ quốc gia để giải quyết việc làm trên địa bàn về cơ bản đã đi vào nề nếp. Quá trình tổ chức thực hiện được khai thông, công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành chặt chẽ, đồng bộ.

Qua 7 năm thực hiện, với số vốn trên số vốn cho vay của tỉnh đạt khoảng 40 tỷ đồng. Dư nợ giữ ở mức từ 85 đến 90% so với nguồn vốn. Cho vay 944 dự án (trong đó 549 dự án hộ kinh doanh), giải quyết 24.678 lượt lao động có việc làm (trong đó hơn 7.000 lao động có việc làm mới), đầu tư cải tạo trên 3.500 ha vườn cây chuyên canh và trên 10.000 gia súc. Tỷ lệ đầu tư vào trồng trọt là 60%, chăn nuôi 20% sản xuất tiểu thủ công nghiệp 20%.

Thông qua nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm nhiều ngành nghề truyền thống như dệt chiếu, dệt thảm, sản xuất chỉ sơ dừa, kìm kéo, bánh tráng, bánh phồng, đan giỏ cọng dừa... được kích thích phát triển.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w