Đẩy mạnh đào tạo nghề và nâng cao trình độ cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 67)

- Công tác tuyển dụng lao động chưa hiệu quả

3.2.2.Đẩy mạnh đào tạo nghề và nâng cao trình độ cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Na

Bên cạnh đó, làng nghề gỗ mỹ nghệ ở xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, với sản phẩm được tận dụng từ gỗ “phế thải” đã mang lại sự danh tiếng với những sản

3.2.2.Đẩy mạnh đào tạo nghề và nâng cao trình độ cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Na

Nai

- Vị trí của giải pháp

Mục tiêu của Đề án 1956 (Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 21-11-2009 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020) của Chính phủ là phấn đấu đến năm 2015, cả nước sẽ đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn (LĐNT). Cấp ủy, chính quyền

các cấp phải khẳng định dạy nghề cho LĐNT là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế và tăng thu nhập.

Bởi một trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới là phải tăng thu nhập, nhất là đối tượng nghèo. Đào tạo nghề cho LĐNT phải gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; chú trọng đào tạo theo hướng thực hành là chính; đảm bảo đến năm 2015, 50% cán bộ công chức xã được đào tạo phải ổn định, không di chuyển để thực hiện hiệu quả đề án. Tại Đồng Nai, các nội dung đào tạo nghề cho LĐNT phải có trọng điểm, gắn với xây dựng 34 xã điểm nông thôn mới để nâng cao đời sống mọi mặt cho người nông dân.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Đồng Nai là nghĩa vụ trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai, của hệ thống chính trị và xã hội từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chính quyền các cấp tăng cường đầu tư kinh phí theo quy định của Nhà nước, để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề cho mọi lao động nông thôn, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường sử dụng lao động, gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.

Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn được học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của chính bản thân.

Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Cơ sở của giải pháp

Quyết định 2577/QĐ UBND phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành.

Quyết định số 3631/QĐ-UBND ban hành chương trình hành động thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2011 – 2020 do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành.

Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 1956 về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 sẽ dạy nghề cho gần 17 triệu lao động nông thôn nhằm mở ra nhiều cơ hội việc làm và tạo thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông thôn. Trong đó, giai đoạn 2009 – 2010 dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động; giai đoạn 2011 – 2015 đào tạo nghề cho 5,2 triệu lao động (bồi dưỡng kiến thức 500.000 cán bộ, công chức xã); giai đoạn 2016 – 2020 đào tạo nghề cho 6 triệu lao động (bồi dưỡng kiến thức 500.000 cán bộ công chức xã). Như vậy, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động (đào tạo, bồi dưỡng 10.000 lượt cán bộ, công chức xã). Cũng theo mục tiêu của Đề án, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu từ 70- 80%. Tổng kinh phí của đề án dự kiến là 25.980 tỷ đồng, trong đó kinh phí dạy nghề lao động nông thôn là 24.694 tỷ đồng; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã 1.286 tỷ đồng. (Đề án 1956)

- Nội dung, biện pháp thực hiện

Khi CNH, ĐTH xuất hiện sẽ đặt ra rất nhiều nhu cầu lao động cho nã nh lao động cung cấp cho các nhà máy, các công sở, các nghành dịch vụ... đây là cơ hội lớn để GQVL tại chỗ cho người lao động khi thu hồi đất đai. Tuy nhiên, lao động cần cho các đơn vị trên đa phần là lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu người lao động tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu thì khả năng tìm việc của họ cũng rất khó khăn, nhiều ngành phục vụ dịch vụ ở các KCN, KĐT cũng đòi hỏi lao động phải có một trình độ và tay nghề nhất định, không thể dùng kinh nghiệm của nông dân sản xuất nhỏ tự cấp, manh mún mà vận hành được. Do vậy, muốn có việc làm trong các KCN và đô thị đòi hỏi người lao động phải tham gia các khoá đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng phát triển CNH, HĐH và ĐTH.

Hướng đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động thiếu việc làm và thất nghiệp hiện nay là:

- Trang bị và nâng cao kiến thức về nền kinh tế thị trường, về hội nhập kinh tế quốc tế cho người lao động. Chỉ có dùa trên những tri thức của nền kinh tế thị trường, của hội nhập kinh tế quốc tế... người lao động mới tự thu thập, xử lý thông tin để từ đó thấy được nhu cầu thị trường, sự vận động của thị trường, đồng thời lùa chọn một cách hiệu quả các nguồn lực, tạo ra được các sản phẩm phù hợp với thị trường, có sức cạnh tranh cao, sản xuất dược duy trì, mở rộng, tạo điều kiện cho người lao động có nhiều việc làm, ổn định và nâng cao đời sống xã hội.

- Nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động giúp cho họ nhanh thích ứng với yêu cầu của công việc mới, đồng thời khi đó cho phép người lao động tăng năng xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm từ đó tạo khả năng hạ giá bán sản phẩm trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng khả năng sản xuất,... tạo nhiều việc làm mới cho người lao động.

- Nâng cao ý thức, tác phong công nghiệp, tinh thần, đạo đức cho người lao động.

Trong điều kiện phân công lao động diễn ra sâu sắc như hiện nay, lao động càng đi vào chuyên môn hoá bao nhiêu thì sản xuất và lao động càng phụ thuộc vào nhau bấy nhiêu, trong khi đó các nguồn lực này ngày càng hạn chế, muốn sử dụng chúng có hiệu quả cần phải phát huy tính sáng tạo của người lao động sao cho người lao động tiết kiệm trong việc sử dụng nguồn lực, không gây lãng phí, đồng thời có tinh thần trách nhiệm cả trong việc tạo ra sản phẩm, coi sản phẩm cung cấp cho xã hội cũng như hoặc quan trọng hơn cho chính mình, từ đó góp phần nâng cao thương hiệu của sản phẩm, mở rộng thị phần cho sản phẩm của nước nhà trên trường quốc tế.

Phát triển lực lượng lao động ở đây thực chất là nâng cao chất lượng lao động, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ công nghệ... muốn như vậy người lao động phải được đào tạo. Để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề trong từng giai đoạn đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần thực hiện một số giải pháp trọng yếu sau:

Một là, phải tăng cường củng cố và đầu tư cho công tác đào tạo và dạy nghề ở tỉnh.

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai, một số cơ sở đào tạo có điều kiện vật chất kỹ thuật tương đối đầy đủ và hiện đại, còn phần lớn các cơ sở thì điều kiện vật chất còn gặp nhiều khó khăn như thiếu địa điểm làm việc, trường líp, đội ngò giáo viên... Tuy nhiên, để công tác đào tạo và dạy nghề của huyện được tốt cần tập trung vào một số việc sau:

+ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động dạy nghề. UBND tỉnh cần phải có phương án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách để nâng cao điều kiện vật chất cho các cơ sở đào tạo nghề như xây dựng thêm líp học, các cơ sở thực hành, thí nghiệm. Trước mắt khi chưa có đủ các líp học, cơ sở thực hành thí nghiệm thì cần tận dụng các cơ sở sản xuất của các xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp hoặc các làng nghề trong tỉnh để dạy và truyền nghề tại chỗ cho người lao động.

+ Thiết lập các mối quan hệ về đào tạo và dạy nghề và các trường đóng trên địa bàn tỉnh (hiện có 3 trường dạy nghề của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh) hoặc liên kết với các trường dạy nghề ở các địa phương khác để mở líp đào tạo những ngành nghề mà tỉnh chưa đào tạo được và người lao động có nhu cầu học. Ở đây, công việc liên quan chủ yếu là đàm phán, hợp tác và tìm kiếm địa điểm, thiết kế nội dung, chương trình đào tạo, bố trí lực lượng giảng dạy, phân công phối hợp thực hiện... Để thực hiện tốt công tác này tỉnh cần có sự giúp đỡ của Trung ương, các bộ chủ quản của các trường đóng trên địa bàn tỉnh và các trường mà tỉnh liên kết đào tạo.

+ Cần phải nghiên cứu và mở các líp đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn phù hợp với hoàn cảnh của người lao động trên địa bàn huyện, nhất là phù hợp với trình độ chuyên môn và khả năng phát triển trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, tỉnh chưa thể thỏa mãn ngay được nhu cầu đào tạo và học tập của người lao động. Vì vậy, hàng năm tỉnh phải xây dựng kế hoạch tuyển học viên một cách cụ thể, kế hoạch tuyển học viên cần chú ý đến nhu cầu và mục đích của người học nghề như: Học để nâng cao tay nghề hiện có, học để chuyển đổi nghề phụ thành nghề chính trong tương lai, học để tìm việc làm do không có đất nông nghiệp,... Tuỳ theo mục đích thì học viên có nhu cầu học nghề khác nhau. Vì vậy, trước khi xây dựng kế hoạch tuyển chọn và mở các líp đào tạo và dạy nghề tỉnh nên có một kênh nào đó để thăm dò và nắm chắc nhu cầu người học. Trong quá trình chiêu sinh, tuỳ vào từng tình hình cụ thể có thể áp dụng hình thức cử tuyển hoặc kết hợp cử, tuyển. Làm như vậy, hoạt động đào tạo và dạy nghề của tỉnh sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch, phù hợp với yêu cầu phát triển khác và không gây khó khăn trong khâu bố trí, sắp xếp việc sau này.

Hai là, có chính sách khuyến khích đối với người dạy và truyền nghề.

Mức độ thành công của phương án đào tạo và dạy nghề cho người lao động của tỉnh Đồng Nai sẽ phụ thuộc phần lớn vào phần lớn những người dạy nghề và truyền nghề (gọi tắt là đội ngò giáo viên). Các chính sách khuyến khích đối với đội ngò giáo viên còn tuỳ thuộc vào hình thức tuyển dụng họ.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang diễn ra hai hình thức đào tạo chủ yếu, đó là đào tạo tập trung và đào tạo phân tán, vì vậy, hướng sử dụng đội ngò giáo viên có hai nguồn: lực lượng giáo viên chuyên nghiệp của các trường chuyên nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh và lực lượng thợ lành nghề hiện có ở các cơ sở sản xuất, các làng nghề tiểu thủ công tại tỉnh nhà.

Trước hết, cần có chính sách thoả đáng để huy động lực lượng giáo viên thuộc hai nguồn này tham gia đào tạo và dạy nghề cho người lao động của tỉnh. Các chính sách đối với người dạy nghề và truyền nghề cần được cụ thể hoá, đó là:

+ Đối với lực lượng giáo viên chuyên nghiệp của các trường đóng trên địa bàn tỉnh tham gia vào công tác đào tạo nghề thì các chế độ, chính sách cụ thể cần được thoả thuận trong hợp đồng đào tạo với các trường đó.

Ba là, có chính sách khuyến khích, động viên đối với người học nghề.

Cần xây dựng và thực hiện hệ thống các chính sách khuyến khích đối với những người học nghề, thuộc tất cả các hình thức tập trung, phân tán hay tự học nghề trong các gia đình thợ lành nghề. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động của tỉnh nói chung và những lao động nông nghiệp khi thu hồi đất nói riêng là vừa nhằm đáp ứng nhu cầu CNH, ĐTH vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, lại vừa giúp người lao động tạo việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh. Như vậy, với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành tỉnh Đồng Nai cần thực hiện chính sách đối với người học nghề gắn với ba chương trình chủ yếu sau đây:

+ Tuyển dụng những lao động sau học nghề vào làm việc trong các KCN, các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Về phương thức tuyển dụng cần có sự bàn bạc, thống nhất thêm giữa các huyện với các đơn vị trên để xây dựng kế hoạch tuyển dụng cho từng năm. Ở đây ta phải coi việc tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc trong các KCN, các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh là trách nhiệm của họ để giúp đỡ địa phương trong vấn đề GQVL, nhất là đối với những lao động bị thu hồi đất sản xuất.

+ Giúp đỡ người lao động sau học nghề tự khởi tạo việc làm cho họ bởi số lao động nông nghiệp sau khi được đào tạo nghề phải tự tạo lấy việc làm cho mình. Theo dự kiến số lao động được tuyển dụng vào làm việc trong các DN không nhiều, thêm vào đó những vị trí mà DN cần tuyển thì những lao động tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu và trình độ tay nghề.

Bản thân người lao động tự tạo nghề nghiệp cho họ sau khi học nghề là một công việc hết sức khó khăn, cần có sự giúp đỡ toàn diện của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương như chính sách vay vốn ưu đãi với thời hạn thích hợp, hỗ trợ vấn đề pháp lý trong các hoạt động

sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường đầu vào, đầu ra trong đó đặc biệt chú trọng tới việc cung cấp máy móc, nguyên liệu và bán thành phẩm...

+ Cần phải dành một nguồn ngân sách nhất định để đầu tư mở líp dạy nghề miễn phí cho các đối tượng yếu thế nh con các hộ nghèo và những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Việc làm và đào tạo nghề là hai mặt của một vấn đề đó là sự phát triển bền vững. Người lao động có nghề hoặc trình độ nghề thấp rất khó để tìm được việc làm, nếu có việc làm thì thu nhập cũng rất thấp và dễ bị thất nghiệp. Ngược lại, người có nghề được đào tạo công phu, tốn kém mà không tìm được việc làm thì bị mặc cảm, dễ dẫn đến những biểu hiện tiêu cực, mai một kiến thức và kỹ năng được đào tạo, vì vậy trong những năm tới phải gắn lao động có tay nghề với việc làm và thu nhập.

Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực cho các ngành nghề của tỉnh Đồng Nai. Lao động ở các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua hầu nh chưa được đào tạo qua các trường líp. Những kỹ thuật mà họ có được chủ yếu là do kinh nghiệm của cha ông để lại. Những kỹ thuật gia truyền đó rất quý báu nhưng chưa đủ, đó chủ yếu là những kỹ thuật thủ công. Do đó, nếu đưa những kỹ thuật này kết hợp với những máy móc, công nghệ tiên tiến thì năng xuất lao động và chất lượng

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 67)