- Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai.
Bà Rịa Vũng Tàu là một tỉnh có tiềm năng kinh tế về nhiều mặt, lại nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế của các tỉnh phía Nam Trong những năm
trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế của các tỉnh phía Nam. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của đất nước, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đặc biệt là công nghiệp đã có sự phát triển nhanh chóng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh, số lượng doanh nghiệp trong tỉnh đã tăng lên rất nhanh, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân, tập trung chủ yếu vào các ngành như: công nghiệp chế biến nông - lâm - khoáng sản, hóa chất, xây dựng, điện tử, may, giày da, bao bì. Sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp đã thu hót một lực lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp. Với số lượng các doanh nghiệp phát triển rất nhanh, chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghiệp và có thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến nên đòi hỏi một số lượng lớn lao động có tay nghề, trong khi ở tỉnh hiện nay chỉ có 23 cơ sở dạy nghề, hàng năm đào tạo và dạy nghề, cao nhất cũng chỉ đạt gần 8.000 người (trong đó đào tạo chính quy dài hạn chiếm 25%, còn lại đào tạo ngắn hạn và cấp tốc).
Về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề của các cơ sở dạy nghề phần lớn đã cũ, lỗi thời, không phù hợp với các thiết bị, máy móc hiện đang được sử dụng trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Về nội dung, chương trình đào tạo của các trường đều theo các chương trình cũ do Tổng cục dạy nghề ban hành từ năm 1985. Vì vậy, công tác đào tạo nghề ở Đồng Nai trong những năm tới cần phải phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo, đào tạo phải gắn liền với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo gắn với sử dụng và với thị trường lao động. Đi đôi với đào tạo nghề phải gắn bó với giáo dục phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp, xây dựng đội ngò giai cấp công nhân có đạo đức nghề nghiệp có tay nghề phục vụ cho nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để đạt được phương hướng và mục tiêu nói trên, Đồng Nai đã tiến hành một số biện pháp như sau:
(1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, nhất là trong thanh niên nhận thức đúng về giá trị nghề nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Giỏi nghề là một trong những phẩm chất đạo đức của người lao động, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định. Thông qua tuyên truyền giáo dục nghề nghiệp tạo thành phong trào mọi người "học nghề để lập nghiệp", học nghề để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(2) Hoàn thành việc điều tra khảo sát về nhu cầu lao động có kỹ thuật và tay nghề trong các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ nay đến năm 2010, làm cơ sở cho xây dựng chương trình mục tiêu đào tạo nghề mới và đào tạo lại, để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế hiện nay và những năm tiếp theo.
(3) Nghiên cứu ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích những doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những người có khả năng để đầu tư mở các cơ sở dạy nghề, các trường để đào tạo nghề cùng với Nhà nước tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(4) Tiến hành điều tra khảo sát nắm chắc lại các ngành nghề hiện có và sự phát triển các ngành nghề trong những năm tới, làm cơ sở cho việc quy hoạch hệ thống các trường, các trung tâm, các cơ sở dạy nghề để đào tạo nghề gắn với thị trường lao động.
(5) Tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống trường, các trung tâm, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh, đồng thời có kế hoạch đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường, các trung tâm dạy nghề để đảm bảo được nhiệm vụ đào tạo nghề. Trong lúc nguồn ngân sách còn khó khăn, tổ
chức vận động một số doanh nghiệp có kỹ thuật công nghệ cao cùng tham gia đào tạo nghề cho công nhân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy, với Chương 1 của luận văn bàn về “Cơ sở lý luận và kinh nghiệm giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất ở tỉnh Đồng Nai” đã làm rõ:
- Các khái niệm về lao động, lao động nông thôn. Các vấn đề về việc làm, giải quyết việc làm, các nhân tố ảnh hưởng tới công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở các địa phương
- Tính tất yếu của vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai và kinh nghiệm thực tiễn từ các tỉnh Bình Dương, T.p Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, vấn đề tuyên truyền cho người lao động về giá trị nghề nghiệp và vai trò của các cấp chính quyền trong hỗ trợ vốn và đào tạo nghề là những điểm mà Đồng Nai cần chú ý trong việc giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN SAU THU HỒI ĐẤT Ở ĐỒNG NAI THU HỒI ĐẤT Ở ĐỒNG NAI
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Đồng Nai ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý