Tăng cường cho nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh kết hợp thực hiện có hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến công và dịch vụ giới thiệu

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 74)

- Công tác tuyển dụng lao động chưa hiệu quả

3.2.3.Tăng cường cho nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh kết hợp thực hiện có hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến công và dịch vụ giới thiệu

Bên cạnh đó, làng nghề gỗ mỹ nghệ ở xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, với sản phẩm được tận dụng từ gỗ “phế thải” đã mang lại sự danh tiếng với những sản

3.2.3.Tăng cường cho nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh kết hợp thực hiện có hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến công và dịch vụ giới thiệu

thực hiện có hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến công và dịch vụ giới thiệu việc làm

- Vị trí của giải pháp

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, trong 5 tháng đầu năm, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt hơn 82 ngàn tỷ đồng, tăng 4,49% so với cuối năm ngoái, trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp – nông thôn… Nông nghiệp, nông thôn xưa - nay khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh

tế quốc dân, nhất là khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, mất cân đối vĩ mô. Do đó, việc tăng cường hỗ trợ vốn cho người lao động nông thôn là một chính sách có ỹ nghĩa vô cùng quan trọng.

- Cơ sở của giải pháp

Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Nghị định 41/2010/NĐ–CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn

Nghị quyết số 13/NQ-CP, ngày 10/5/2012, về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường trong đó có việc tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn như huy động 2.000 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn cho vay đầu tư kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề ở nông thôn

- Nội dung, biện pháp thực hiện

Ưu tiên các dự án mô hình kinh tế trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả, khả thi, dựa trên thu nhập hàng năm chứ không căn cứ vào diện tích cây trồng, vật nuôi vay vốn, để tạo việc làm ổn định cho người thất nghiệp, người chưa có việc làm, thiếu việc làm; phê duyệt dự án vay vốn tạo việc làm theo đúng mục đích, hiệu quả của Chương trình; Gắn với sự phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chế biến hàng nông sản, hàng gỗ gia dụng, hàng xuất khẩu để giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động.

- Cho vay ưu đãi đối với các nhóm lao động yếu thế như: Người đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật nhằm tránh nguy cơ mất việc làm, ổn định cuộc sống và hoà nhập cộng đồng.

- Xây dựng cơ chế ưu tiên cho vay nguồn vốn giải quyết việc làm đối với các đối tượng thuộc vùng được chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang để phục vụ làm các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp.

- Tổ chức cho những người thất nghiệp, thiếu việc làm vay vốn tạo việc làm mới hoặc tự tạo việc làm có hiệu quả hơn, gắn với các hình thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân và phát triển ngành nghề.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực giải quyết việc làm để từ đó có một cái nhìn toàn diện về công tác giải quyết việc làm, đánh giá đúng và đạt các chỉ tiêu đặt ra. Tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn kinh phí giải quyết việc làm và đào đạo nghề từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng thời tiếp tục trình Hội đồng nhân dân tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để bổ sung vào nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu cần vay vốn ngày càng cao cho người lao động.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai (Trang 74)