Nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài (Trang 57)

5. Các loại nhãn hiệu

5.2.2 Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận là một loại nhãn hiệu đặc biệt mới xuất hiện gần đây trong thực tiễn thương mại. Nó hầu như không được đề cập đến trong các Điều ước quốc tế đa phương về SHTT, kể cả Hiệp định TRIPS. Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ cũng chỉ quy định nhãn hiệu chứng nhận là một loại nhãn hiệu mà không có quy định về khái niệm cũng như việc đăng ký và bảo hộ loại nhãn hiệu này. Mỹ là quốc gia tiên phong quy định chi tiết nhất về nhãn hiệu tập thể.

Về bản chất nhãn hiệu chứng nhận không có mục đích xác định nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. Nó cũng không dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ

51

nhãn hiệu với các loại hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể cạnh tranh. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu được một chủ thể thiết lập và đăng ký để chứng nhận cho hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác. Do vậy, so với các loại nhãn hiệu khác, nhãn hiệu chứng nhận có một đặc điểm rất đặc trưng, đó là ở mục đích chứng nhận của nó.

Theo quy định của pháp luật Mỹ, nhãn hiệu chứng nhận (Certification

Marks) có thể là từ ngữ, tên riêng, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng, được sử dụng hoặc dự định sử dụng trong thương mại mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép các chủ thể khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của mình để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ hoặc xuất xứ khác của sản phẩm hoặc dịch vụ, nguyên liệu, cách thức sản xuất, chất lượng, độ chính xác hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc đặc trưng của lao động thể hiện trên hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bởi các thành viên của một tổ chức (Điều 45 Luật nhãn hiệu).

Pháp luật Trung Quốc và Anh cũng quy định về nhãn hiệu chứng nhận. Tại

Điều 50.1 Luật nhãn hiệu Anh quy định: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu chỉ

dẫn hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan, được chủ sở hữu chứng nhận về xuất xứ, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa hoặc cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, sự chính xác hoặc các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Theo pháp luật Trung Quốc thì nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu đã được

kiểm soát bởi tổ chức có quyền giám sát đối với một số loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà được sử dụng bởi các tổ chức hoặc cá nhân ngoài tổ chức đó trên hàng hóa hoặc dịch vụ của họ nhằm chứng nhận về nguồn gốc địa lý, vật liệu, cách thức sản xuất, chất lượng hoặc các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, theo Điều 3 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc.

Khác với các nước, pháp luật Nhật Bản không có quy định về nhãn hiệu

chứng nhận.

Ở Việt Nam trước khi Luật SHTT 2005 ra đời thì chưa có quy định pháp

52

trong thực tiễn có nhiều doanh nghiệp của chúng ta có được nhãn hiệu chứng nhận thuộc dòng ISO- International Standard Organisation (ISO 9001, ISO 9002, ISO 14000), đây là loại nhãn chứng nhận điển hình trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, hướng tới sự tương thích với pháp luật các nước trên thế giới và để thực thi các cam kết quy định trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Luật SHTT năm 2005 lần đầu tiên ghi nhận về sự tồn tại của nhãn hiệu chứng nhận. Tại khoản 18 Điều 4 định nghĩa: nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Với những trình bày ở trên chúng ta thấy nhãn hiệu chứng nhận có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Nhãn hiệu chứng nhận có mục đích chứng nhận cho hàng hóa, dịch vụ của nhiều chủ thể kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau;

- Nhãn hiệu chứng nhận không được sử dụng bởi chủ nhãn hiệu. Người được quyền gắn nhãn hiệu chứng nhận lên hàng hóa, dịch vụ của mình là người đáp ứng các tiêu chuẩn của nhãn hiệu chứng nhận và được phép của chủ nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng để chứng nhận về nhiều tiêu thức khác nhau như nguồn gốc xuất xứ địa lý hay xuất xứ khác, nguyên vật liệu sử dụng, độ chính xác, cách thức cung cấp dịch vụ nhưng chủ yếu là để chứng nhận chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Chủ thể xin đăng ký nhãn hiệu chứng nhận phải có khả năng đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận (competent to certify). Chủ thể này phải là người đại diện cho các sản phẩm có gắn nhãn hiệu chứng nhận. Đây là sự đảm bảo quan trọng cho người tiêu dùng, cho xã hội tránh được những hành vi kinh doanh không trung thực.

53

Chính vì vậy mà chủ thể kinh doanh thường là các hiệp hội doanh nghiệp, liên minh doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước hoặc chính bản thân nhà nước.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài (Trang 57)