4. Cơ sở pháp lý của việc bảo hộ nhãn hiệu
4.2.3 Các trường hợp không được bảo hộ vì các lý do khác
Đây là điều kiện để loại trừ không cấp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho dù dấu hiệu có tính phân biệt nhưng nếu cấp đăng ký bảo hộ sẽ trái với yêu cầu bảo vệ trật tự công cộng, đạo đức xã hội và có tính lừa dối. Dưới đây là một số dạng dấu hiệu không được đăng ký bảo hộ theo pháp luật các nước:
* Dấu hiệu có tính lừa dối (deceive)
Dấu hiệu có tính lừa dối không được đăng ký bảo hộ là quy định chung trong pháp luật về nhãn hiệu ở hầu hết các nước nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự lừa dối về bản chất, chất lượng hay bất kỳ đặc điểm nào khác của hàng hóa hay nguồn gốc địa lý vì lợi nhuận bằng mọi giá của người kinh doanh.
Pháp luật Việt Nam quy định “Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ” khoản 5
Điều 73 Luật SHTT 2005.
Pháp luật Anh quy định “nhãn hiệu gây tác dụng lừa dối công chúng về
bản chất, chất lượng, nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ sẽ không được bảo hộ” Điều 3.3.b Đạo luật Nhãn hiệu 1994. Quy định này về cơ bản giống với quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo Pháp luật Trung Quốc thì: nhãn hiệu sẽ không được đăng ký và sẽ bị
cấm sử dụng nếu nhãn hiệu đó mang chỉ dẫn địa lý về hàng hóa trong khi hàng hóa không có xuất xứ từ khu vực đó nhằm lừa dối người tiêu dùng, theo Điều 16 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc.
Pháp luật Nhật Bản cũng chỉ đề cập đến nhãn hiệu có tính chất lừa dối
44
Pháp luật Hoa Kỳ chỉ dừng lại ở các quy định mang tính nguyên tắc là
nhãn hiệu để được phép đăng ký không được gây ra hiểu lầm hay lừa dối và để một biên độ rất rộng cho các nhà áp dụng pháp luật khi tiến hành áp dụng pháp luật trên thực tế. Điều 2.a,e.1 Luật Nhãn hiệu Mỹ quy định các nhãn hiệu bao gồm những dấu hiệu dối trá sẽ không được bảo hộ theo pháp luật Mỹ, ngoài ra nhãn hiệu mang tính mô tả hàng hóa một cách không chính xác nhằm lừa dối cũng bị cấm. Ngoại lệ, khi nhãn hiệu mô tả không chính xác nhằm đánh lừa nhưng quá trình sử dụng lâu dài đã tạo ra tính phân biệt đối với người tiêu dùng.
* Dấu hiệu trái ngược với giá trị đạo đức và lợi ích công cộng
Pháp luật từ chối bảo hộ nhãn hiệu khi có dấu hiệu đi ngược giá trị đạo đức và lợi ích công cộng. Các dấu hiệu thuộc loại này thường là các dấu hiệu có tính chất khiêu dâm, phân biệt chủng tộc, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm đạo đức của người khác hoặc của quốc gia nào đó.
Pháp luật Nhật bản và Mỹ cấm các nhãn hiệu có tính khiêu dâm, phân biệt
chủng tộc, xúc phạm mọi người, các dấu hiệu vi phạm đạo đức và lợi ích công cộng, các nhãn hiệu nhằm lăng nhục con người hoặc quốc gia nào đó.
Pháp luật Anh, Trung Quốc về cơ bản giống với quy định của pháp luật
Mỹ và Nhật Bản, tuy nhiên mức độ đề cập ở những khía cạnh khác nhau. Pháp luật
Anh thiên về nhãn hiệu đi ngược lại với chính sách công cộng hay các nguyên tắc
đã được công nhận về đạo đức, theo Điều 3.3.a Đạo Luật nhãn hiệu 1994. Trong khi
đó pháp luật Trung Quốc hướng đến những dấu hiệu không được sử dụng làm
nhãn hiệu khi có sự phân biệt đối xử nhằm chống lại bất kỳ dân tộc nào, gây thiệt hại đến lợi ích xã hội, hải quan hoặc có những ảnh hưởng không lành mạnh khác theo Điểm 6,8 Điều 10 Luật nhãn hiệu Trung Quốc.
* Dấu hiệu liên quan đến quyền tuyệt đối của quốc gia về các loại biểu tượng nhà nước và quyền sử dụng các biểu trưng của các tổ chức quốc tế
45
Pháp luật các nước có quy định tương đối giống nhau về vấn đề này phù hợp với tinh thần của Điều 6ter Công ước Paris về việc bảo hộ các biểu trưng chính thức của các nước thành viên khác và các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Các trường hợp cụ thể này bao gồm:
- Dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra bảo hành...của các thiết chế Nhà nước, nước ngoài cũng như Tổ chức quốc tế;
- Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh),hình vẽ, biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của các quốc gia cũng như của nước ngoài nếu không được các cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- Các nhãn hiệu giống hoặc tương tự như cờ quốc gia, gù mào gà của đế vương, huân chương, huy chương, huy chương danh dự, cờ quốc gia nước ngoài.
- Các nhãn hiệu tương tự các biểu tượng quốc gia khác ngoài quốc kỳ của các nước là thành viên công ước Paris.
- Nhãn hiệu tương tự hoặc dấu hiệu chữ thập đỏ trên nền trắng của tổ chức nhân đạo quốc tế.
* Bảo lưu sử dụng của các cá nhân
Pháp luật Mỹ (Điều 2 Luật nhãn hiệu) và Việt Nam đều quy định cụ thể các trường hợp dấu hiệu trùng với tên, chân dung hay chữ ký của một người cụ thể thường bị coi là xâm phạm quyền tự do cá nhân của công dân được ghi nhận trong hiến pháp các nước, do đó không có sự đồng ý của thân chủ thì các dấu hiệu không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trong khi đó pháp luật Anh, Nhật Bản, Trung Quốc không quy định vấn đề này.