Phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài (Trang 127)

Việc hoàn thiện, bổ sung pháp luật và tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cơ chế thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu cần phải được thực hiện trên cơ sở những định hướng nhất định. Những định hướng này là những tư tưởng xuyên suốt cả quá trình sửa đổi, bổ sung và thể hiện từ cách thức tiến hành sửa đổi đến nội dung sửa đổi cũng như trong việc đánh giá kết quả. Theo quan điểm của tác giả, việc hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu lực, hiệu quả cơ chế thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu cần xác định những phương hướng mang tính nguyên tắc. Phương hướng đó phải bao gồm ba nội dung sau:

Thứ nhất, việc đổi mới pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật bảo hộ nhãn

hiệu phải đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001. Nguyên tắc này có nội dung khái quát bao trùm mọi mặt tổ chức, hoạt động của tổ chức bộ mày Nhà nước và mối quan hệ Nhà nước - công dân. Khi hoàn thiện khung pháp lý về nhãn hiệu, nguyên tắc này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này phải được xây dựng một cách đầy đủ, chuẩn xác, có khoa học và minh bạch. Công tác tuyên truyền pháp luật phải được đề cao để giúp cho mọi đối tượng có liên quan phải hiểu và nắm bắt được ít nhất là các nội dung và tinh thần cơ bản của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu. Mọi mối quan hệ giữa nhà nước và công dân trong quá trình đăng ký mà cụ thể là mối quan hệ giữa Cục SHTT, các cán bộ của Cục SHTT với người nộp đơn, người đại diện SHCN và những đối tượng khác tham gia vào quá trình đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu phải được điều chỉnh bởi hệ thống đầy đủ các văn bản pháp quy.

Hiện nay, Bộ luật dân sự 2005 và Luật SHTT 2005, được sửa đổi 2009 về cơ bản đã thực sự khắc phục được những khiếm khuyết của hệ thống bảo hộ trước đây và đều đã có hiệu lực. Các nghị định hướng dẫn thi hành cũng đã được ban hành. Tuy nhiên, vấn đề thực thi (đưa các quy định pháp luật vào cuộc sống) có ý

121

nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với cơ chế thực thi pháp luật cần xây dựng được một cơ chế minh bạch và tôn trọng xã hội công dân, mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân phải được tôn trọng trên cơ sở bình đẳng.

Thứ hai, việc sửa đổi, bổ sung pháp luật và tăng cường cơ chế thực thi pháp

luật bảo hộ nhãn hiệu phải được tiến hành một cách đồng bộ với nhau để bên cạnh hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu, còn giúp kiện toàn cơ chế thực thi pháp luật để đưa pháp luật vào cuộc sống phục vụ cho các mục tiêu đặt ra đối với điều chỉnh pháp luật bảo hộ nhãn hiệu. Việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu sẽ là nhân tố quan trọng tăng cường hiệu lực và hiệu quả của cơ chế thực thi pháp luật bảo vệ nhãn hiệu. Mặt khác, việc thực thi pháp luật có hiệu quả hay không sẽ là động lực cho việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu cũng cần được tiến hành đồng bộ với việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về bảo hộ các đối tượng SHTT khác.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật bảo hộ nhãn

hiệu phải được nghiên cứu trên cơ sở phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Việc học tập các lý thuyết và kinh nghiệm từ các nước đi trước là rất cần thiết nhưng mọi sự sao chép đều khó có thể dẫn đến thành công, nếu không muốn nói là nguy cơ thất bại rất lớn. Bởi vì, Việt Nam vốn có những đặc điểm đặc thù cần phải tính đến để khi pháp luật ban hành sẽ có khả năng đi vào cuộc sống, phát huy được những mặt tích cực, hạn chế được những mặt tiêu cực, góp phần tạo môi trường lành mạnh cho các nhà đầu tư, cho sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp và bảo vệ được một cách thích đáng quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Do đó, nếu quá nóng vội để hoàn thiện ngay lập tức khung pháp lý về nhãn hiệu theo chuẩn mực chung của quốc tế và các chuẩn mực do các nước phát triển đặt ra thì có thể sẽ gây phản tác dụng cho quá trình hoàn thiện hoặc chưa thể phát huy tác dụng ngay và trở nên lãng phí.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cơ chế

thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu phải đặt trong bối cảnh Việt Nam đang chủ động hội nhập quốc tế và khu vực. Hội nhập buộc chúng ta phải đối mặt với những

122

thách thức to lớn nhưng cũng mang lại cho chúng ta những cơ hội không nhỏ. Điều này thể hiện rất rõ trong lĩnh vực bảo hộ quốc tế về SHTT - nơi các quốc gia phát triển luôn tạo sức ép lên các nước đang phát triển. Không thể đi ngược lại xu hướng chung của thời đại, chúng ta có nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế khi đã ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế. Vì vậy, các quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam phải phù hợp với những điều ước quốc tế về lĩnh vực này mà Việt Nam là thành viên.

Thứ năm, việc hoàn thiện khung pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu phải đặt trong

bối cảnh phù hợp với các ĐƯQT về bảo hộ SHCN nói chung và nhãn hiệu nói riêng và Việt Nam đã và sẽ tham gia. Xu hướng tất yếu của thế giới là hội nhập kinh tế, trong đó SHTT đặc biệt là nhãn hiệu là lĩnh vực có mức độ hội nhập cao nhất. Điều này thể hiện ngày càng nhiều các điều ước song phương và đa phương trong lĩnh vực này. Từ những ĐƯQT được hình thành từ hàng trăm năm như Công ước Paris, thỏa ước Madrid cho đến hiệp định TRIPS và các hiệp định thương mại song phương. Điều này thể hiện sự ràng buộc chặt chẽ hơn giữa các quốc gia. Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý về nhãn hiệu của riêng mình trong đó phải chú ý tới sự phù hợp với các cam kết quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam tham gia đồng thời phải phản ánh được điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Để thực hiện tốt vấn đền này, cần phải có sự dung hòa, cân đối giữa lợi ích quốc gia với nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc và chuẩn mực về bảo hộ nhãn hiệu quốc tế.

Thứ sáu, việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu và tăng cường hiệu lực,

hiệu quả của cơ chế thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu cần phải huy động được sự tham gia tích cực của các chuyên gia pháp lý, các nhà hoạt động thực tiễn, trong lĩnh vực SHTT nội dung, nhãn hiệu nói riêng, các chủ thể kinh doanh, các cơ quan Nhà nước và đông đảo người tiêu dùng. Điều này là cần thiết để đảm bảo cho việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu và tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cơ chế thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu đạt được những mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)