Nội dung cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp đốivới nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài (Trang 122)

1. Những quy định của pháp luật Việt Nam

1.4 Nội dung cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp đốivới nhãn hiệu

Quyền sử dụng nhãn hiệu

Theo pháp luật Việt Nam quyền này được phân thành hai nhóm

Nhóm thứ nhất: nhóm các quyền liên quan trực tiếp đến nhãn hiệu đối với

việc thực hiện các hành vi như gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, nhãn mác hàng hóa và dịch vụ của mình. Đồng thời nhóm này cũng bao gồm các quyền của chủ nhãn hiệu được sử dụng nhãn hiệu của mình trong quảng cáo, các giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh... Đây là những quyền liên quan trực tiếp đến nhãn hiệu, phổ biến nhất và được thực hiện thường xuyên bởi chủ nhãn hiệu. Thông qua quyền này chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền khai thác các tính năng, công dụng của nhãn hiệu để thu được những lợi ích vật chất cao nhất.

Nhóm thứ hai: nhóm quyền liên quan đến các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn

hiệu. Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền đưa sản phẩm có gắn nhãn mác đó ra thị trường. Hành vi đưa sản phẩm có gắn nhãn mác ra thị trường bao gồm cả quyền sản xuất và đưa hàng hóa có mang nhãn hiệu ra thị trường nội địa hoặc quyền nhập khẩu hàng hóa có mang nhãn hiệu vào thị trường hoặc xuất khẩu hàng hóa có gắn nhãn hiệu ra thị trường nước ngoài. Đây là nhóm quyền có thực tiễn thực hiện đa dạng và phức tạp nhất trong nhóm này, do không chỉ có chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện quyền này mà còn có rất nhiều người khác được chủ nhãn hiệu cho phép (licensee) cũng cùng thực hiện quyền này.

Pháp luật Việt Nam quy định về quyền này tại Điều 124.5b Luật SHTT 2005, theo đó chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Thuật ngữ “lưu thông” mà pháp luật Việt Nam quy định là chưa chính xác, bởi vì các nhà sản xuất có nhãn hiệu nổi tiếng lợi dụng để không cho phép sự luân

116

chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu từ khu vực này sang khu vực khác. Tuy rằng trên thực tế đây là một khía cạnh không hoàn toàn thuộc về pháp luật bảo hộ SHCN mà còn thuộc phạm vi của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.

Quyền cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình

Theo tinh thần của Điều 125 Luật SHTT Việt Nam, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, chủ sở hữu nhãn hiệu không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.

Đồng thời, tại Điều 129 Luật SHTT quy định các hành vi được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Có thể nhận xét rằng, những quy định này là bước phát triển mới của Luật SHTT 2005 so với các quy định của Bộ luật dân sự 1995 và Nghị định 63/CP trước đây.

1.5 Thực thi quyền đối với nhãn hiệu

Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Giống như pháp luật các nước, pháp luật Việt Nam cũng định khá cụ thể về các hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu. Theo quy định Điều 129.1 Luật SHTT 2005, các loại hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

 Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

 Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

 Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng do hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể

117

cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa những người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Ngoài ra, tại Điều 130.1c,d Luật SHTT 2005 còn quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu:

 Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý chính đáng.

 Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ của người khác nhằm mục đích chiếm giữ tên, miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu tương ứng.

Đồng thời, tại Điều 213 Luật SHTT 2005, các nhà làm luật cũng đưa ra khái niệm về hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Đó là hàng hóa có gắn nhãn hiệu được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu

Pháp luật Việt Nam đã xác lập được một hệ thống các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật nhãn hiệu bao gồm:

Cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và giải quyết khiếu nại là Cục SHTT,một cơ quan hành chính Nhà nước. Việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và giải quyết khiếu nại phải tuân thủ một trình tự thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

Hệ thống toà án nhân dân: có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc bảo hộ nhãn hiệu. Bảo hộ nhãn hiệu thông qua toà án được các nước trên thế giới đề cao vì

118

nó mang lại hiệu quả và tính công bằng được đảm bảo hơn so với các cách thức bảo hộ khác. Nhiều nước còn thành lập các toà án chuyên biệt về SHTT trong đó có việc giải quyết khiếu nại về nhãn hiệu, các thẩm phán được đào tạo chuyên sâu về SHTT.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các toà dân sự kinh tế, hành chính và hình sự đều có thẩm quyền giải quyết các vụ án liên quan đến quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng.

Các cơ quan khác có thẩm quyền: ngoài Cục SHTT và hệ thống toà án nhân dân, pháp luật còn quy định một số cơ quan khác có thẩm quyền trong việc thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu. Cụ thể là:

Ủy ban nhân dân các cấp, thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Ngoài ra, các cơ quan này còn tham gia tiến hành hoạt động điều tra, khởi tố hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu khi hành vi có dấu hiệu tội phạm.

Cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT trong đó có nhãn hiệu (Điều 200 Luật SHTT 2005).

Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng li xăng (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu) theo thoả thuận trọng tài.

Cục quản lý cạnh tranh (cơ quan thuộc bộ thương mại) có chức năng thực thi pháp luật cạnh tranh, trong đó có bộ phận pháp luật cạnh tranh liên quan đến SHTT thuộc pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật kiểm soát độc quyền.

Các biện pháp cần thiết chống lại hành vi vi phạm

Theo quy định tại Luật SHTT 2005 Việt Nam, khi xảy ra vi phạm quyền đối với nhãn hiệu, các biện pháp sau có thể được áp dụng:

119 - Xử lý hành chính;

- Kiện dân sự;

- Truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 212 Luật SHTT) đối với các hành vi vi

phạm pháp luật nghiêm trọng, tái phạm nhiều lần gây thiệt hại đến lợi ích của cá nhân hoặc cộng đồng. Các cơ quan tố tụng có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự bao gồm: cơ quan điều tra; viện kiểm sát nhân dân; tòa án.

Các hành vi bị truy tố trách nhiệm hình sự gồm: sản xuất và buôn bán hàng giả (Điều 156 Bộ luật hình sự); sản xuất và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 157, 158 Bộ luật hình sự); chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các đối tượng SHCN đang được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh (Điều 171 Bộ luật hình sự).

Áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 216 Luật SHTT): chủ sở hữu nhãn hiệu, cá nhân, pháp nhân thực hiện yêu cầu tiến hành

các biện pháp biên giới thông qua ủy quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu nộp đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp biên giới cho cơ quan hải quan có thẩm quyền bao gồm Cục giám sát-Quản lý về hải quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Hải quan cửa khẩu nơi trực tiếp làm thủ tục hải quan cho lô hành bị nghi ngờ là hàng vi phạm.

Thời hạn cơ quan hải quan tiến hành biện pháp biện pháp kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT là một năm kể từ ngày chấp nhận đơn. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm một năm nhưng không được quá thời hạn bảo hộ đối tượng SHTT và chủ thể quyền phải nộp lệ phí gia hạn theo quy định của Bộ Tài chính. Khi tiến hành biện pháp này mà phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT, cơ quan hải quan thông báo ngay (bằng văn bản, bằng Fax) cho chủ thể quyền để nộp đơn (trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày

120

nhận được thông báo) yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng bị phát hiện.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài (Trang 122)