Giải pháp xây dựng các chính sách triển khai CLTNTT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần đầu tư và phát triển môi trường Vĩnh Phúc (Trang 38)

6. Kết cấu đề tài

3.3.4.Giải pháp xây dựng các chính sách triển khai CLTNTT

Chính sách marketing: Mục tiêu của thâm nhập thị trường là tăng thị phần của những sản phẩm hiện có của công ty trên thị trường hiện tại. Để thực hiện được mục tiêu này công ty cần có công cụ marketing tác động vào khách hàng hiện taị mua sản phẩm nhiều hơn, lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh với việc thâm nhập thị trường thì 4 biến số : sản phẩm, giá, xúc tiến, phân phối phải được kết hợp với nhau một cách hợp lý

Chính sách sản phẩm

Hiện nay các dòng sản phẩm, dịch vụ của công ty có đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trên thị trường Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì công ty cần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Các sản phẩm nguyên vật liệu xây dựng phải đảm bảo chất lượng , các cấu trúc cơ sở hạ tầng phải đảm bảo an toàn và phải bắt kịp với xu thế của thị trường..

phẩm là ít quan trọng hơn, nhưng cần có những kho bãi để dự trữ sản phẩm tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu trong lúc đang thi công xây dựng.

Một số giải pháp công ty cần chú ý:

- Phát huy điểm mạnh của sản phẩm công ty mình

- Cần khắc phục những điểm yếu còn tồn tại trong chính sách sản phẩm bằng cách : gia tăng dịch vụ khách hàng, lắp đặt, vận chuyển, trợ giúp, bảo hành…

Chính sách giá

Chính sách giá là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Nó chính là sự hoạch định giá cả sản phẩm của công ty để định hướng cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Việc hoạch định giá cả sản phẩm là vấn đề rất quan trọng, có ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ, đến lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh và do đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty cần phải chuyên tâm nhiều trong nghiên cứu thị trường để có đầy đủ thông tin nhằm xác định giá cả hợp lý.

Ngoài việc bổ sung các chính sách chiết khấu thì công ty cần bổ sung các căn cứ định giá. Hiện nay công ty định giá theo chi phí và giá của đối thủ cạnh tranh. Trong thời gian tới công ty cần định giá theo giá trị cảm nhận được của khách hàng, từ đó đưa ra các mức giá hợp lý vừa nhận được sự quan tâm của khách hàng, vừa đảm bảo cạnh tranh trên thị trường.

Công ty cần chuyên tâm nhiều hơn trong nghiên cứu thị trường để có đầy đủ thông tin để định giá cả hợp lý.

Chính sách phân phối

Ngoài việc nhận thức kênh phân phối dùng để bán sản phẩm của công ty thì công ty cần sử dụng kênh phân phối là công cụ để thu thập thông tin phản hồi của khách hàng. Xây dựng hệ thống kênh phân phối rộng khắp kèm theo các chính sách thu thập thông tin phản hồi khách hàng có ý nghĩa quan trọng tới hiệu quả triển khai chiến lược thâm nhập thị trường tại công ty.

Việc mở rông kênh phân phối rất cần thiết nhưng công ty cần cân nhắc tránh xung đột giữa các kênh trên thị trường. Tăng cường quản lý kênh phân phối đảm bảo tách biệt và khác biệt trên khu vực. Cùng với đó để tránh xung đột thì công ty cần có các chính sách kênh phân phối rõ ràng, công bố công khai: giá, chiết khấu, hỗ trợ,…

Các kênh phân phối của công ty cần được đặt ở những vị trí dễ nhìn, thuận lợi mua bán,… Cùng với đó công ty cũng cần có chính sách hỗ trợ trang trí, cấp phát

các công cụ quảng cáo trực tiếp tại hệ thống các kênh phân phối như Banner, bảng hiệu, lịch,…

Chính sách xúc tiến

Hiện tại các công cụ xúc tiến tại công ty yếu và chưa đồng bộ. Để đạt hiệu quả triển khai chiến lược công ty cần tằn cường và đa dạng hóa các công cụ xúc tiến. Với các công cụ quảng cáo thì công ty cần tăng cường đầu tư. Thời lượng trên kênh truyền hình trung ương khá ít, tuy vậy chi phí quảng cáo trên truyền hình khá cao. Thay vì đó công ty có thế quảng cáo trên internet thông qua trang web của công ty. Trang web của công ty cần được đầu tư, cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm, tính năng,… để khách hàng biết rõ hơn về sản phẩm công ty.

Bên cạnh việc tăng cường các công cụ xúc tiến thì công ty nên thường xuyên đưa ra các chường trình giảm giá để thu hút khách hàng cũng như hệ thống kênh phân phối. Hàng năm chi phí cho các công cụ xúc tiến chỉ chiếm 5-7% doanh số của công ty nên trong thời gian tới công ty cần tăng chi phí xúc tiến bán để thúc đấy tiêu thụ sản phẩm tại công ty.

Tăng cường hoạt động quảng cáo. Đầu tư vào chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại ví dụ đăng quảng cáo trên các trang mạng intenet, các trang mạng xã hôi…

Một số đề xuất:

- Thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường đặc biệt là những đối thủ có nguồn tài chính mạnh

- Xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hợp lý nhằm hạn chế rủi ro.

- Củng cố và giữ vững mối quan hệ với bạn hàng, với khách hàng. Luôn đặt chữ “tín” lên hàng đầu trong mối quan hệ khách hàng với đối tác

- Công ty nên trích 10% lợi nhuận hàng năm để dành cho hoạt động xúc tiến thương mại.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần đầu tư và phát triển môi trường Vĩnh Phúc (Trang 38)