Thực trạng tình hình kiểm tra và đánh giá hiệu lực triển khai CLTNTT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần đầu tư và phát triển môi trường Vĩnh Phúc (Trang 30)

6. Kết cấu đề tài

2.4.6. Thực trạng tình hình kiểm tra và đánh giá hiệu lực triển khai CLTNTT

Qua phỏng vấn Ông Phạm Doanh Tuyên giám đốc công ty cho biết công ty đã sử dụng các tiêu chí để đánh giá hiệu lực triển khai của công ty, đánh giá về doanh số và mức tăng trưởng thị phần. Đánh giá mức doanh số tăng lên của năm này so

với năm trước có đạt tiêu chuẩn không, thị phần của công ty đã đạt hay không tất cả đều được tổng hợp và đưa lên ban giám đốc công ty để từ đó có các phương hướng điều chỉnh hoạt động.

Công tác đánh giá của công ty được đánh giá là khá tốt, đây là khâu quan trọng để biết được tình hình hoạt động của công ty từ các kết quả đánh giá. Có thể việc đánh giá thường xuyên là tốt nhưng công ty cần có những bài học rút ra từ những sai lầm và thiếu sót từ công tác đánh giá để có thể sửa chữa và tránh mắc phải những sai lầm nêu trên.

CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VĨNH PHÚC

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG VĨNH PHÚC

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của doanh nghiệp

3.1.1. Những thành công và nguyên nhân

Qua quá trình phân tích và nghiên cứu về thực trạng triển khai chiến lược của công ty năm 2010_2012 tác giả nhận thấy công ty đã có những chú trọng đến việc xây dựng, tổ chức các bước trong quá trình triển khai và đã có những thành công như sau:

Về công tác nhận dạng SBU và chiến lược thâm nhập thị trường : Theo kết quả phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn thì cho thấy công ty đã có những bước đi đúng đắn trong việc lựa chọn SBU phù hợp, SBU mà công ty lựa chọn đó là thi công các công trình xây dựng nhà ở, đường bộ, đường sắt. Vĩnh Phúc đang ngày càng phát triển việc lựa chọn thị trường mục tại thị trường Vĩnh Phúc là hợp lý, khách hàng mục tiêu là các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp…Sự lựa chọn SBU phù hợp sẽ là bước đầu cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.

Về công tác phân tích TOWS triển khai chiến lược thâm nhập thị trường: Công ty đã biết phân tích các môi trường ảnh hưởng tới việc triển khai chiến lược kinh doanh. Chỉ rõ ra cơ hội và thách thức của môi trường bên ngoài tác động tới.

Biết phân tích điểm mạnh của công ty như là nguồn nhân lực, nguồn thông tin và năng lực tổ chức và cũng phân tích và chỉ ra được điểm yếu mà công ty cần hạn chế và khắc phục.

Thực trạng thiết lập mục tiêu hàng năm:

Ban lãnh đạo có quan tâm tới việc công bố các mục tiêu bằng các con số cụ thể. Song song với công tác thiết lập mục tiêu chung cho toàn tổ chức, công ty còn có sự phân bổ mục tiêu cho từng bộ phận cụ thể. Công tác quản trị các mục tiêu ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển môi trường Vĩnh phúc thực hiện khá tốt, đảm bảo nền tảng vững chắc cho việc triển khai chiến lược thâm nhập thị trường Vĩnh bằng các mục tiêu ngắn hạn hằng năm.

Thực trạng xây dựng các chính sách :

Chính sách phân đoạn thị trường và chính sách định vị: Công ty đã thực hiện tốt được hai chính sách trên cụ thể là thành công về việc lựa chọn đúng được thị trường mục tiêu, giữ vững thị trường và vị thế của công ty trên thị trường.

Chính sách sản phẩm : luôn được công ty quan tâm hàng đầu, xem nó là công cụ là nên lợi thế cạnh tranh tạo nên sự khác biệt. Được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm dich vụ của công ty, và số lượng khách hàng năm sau tăng hơn so với năm trước.

Chính sách giá: Công ty áp dụng chính sách giá một cách linh hoạt và đa dạng. Có kế hoạch tăng giá, giảm giá trong các thời điểm thích hợp nên đã kích thích được một lượng lớn khách hàng. Ngoài ra kết hợp với chính sách thống nhất giá bán giúp công ty thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường.

Chính sách nhân sự :

Công ty có hệ thống lương thưởng và cơ chế khuyến khích hợp lý, chế độ đãi ngộ thống nhất và công bố phổ biến trong tổ chức. Điều này đã kích thích lớn cán bộ nhân viên công ty. Cùng với đó là có sự quan tâm và đầu tư vào các chương trình đào tạo cán bộ nhân viên trong công ty.

Về công tác phân bổ nguồn lực: công ty phân bổ nguồn lực tương đối đồng đều và có hiệu quả giữa các phòng ban đặc biệt là phân bổ nguồn nhân lực của công ty.

Thực trạng tình hình kiểm tra và đánh giá hiệu lực triển khai chiến lược thâm nhập thị trường : Công ty có sử dụng công cụ để đánh giá và kiểm tra về các kết quả có được đạt như mục tiêu đã đặt ra không.

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân

3.1.2.1. Những tồn tại:

Bên cạnh những thành công đạt được thì công ty cũng có những hạn chế trong việc triển khai chiến lược phát triển thị trường như sau:

Trong quá trình nhận dạng chiến lược phát triển thị trường, bên cạnh việc xác định đúng thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, phương thức cạnh tranh, công ty còn hạn chế về mặt nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu, tâm lý thay đổi của khách hàng.

Công ty có những phân tích những cơ hội, thách thức từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng và điểm mạnh, điểm yếu bên trong của công ty nhưng lại không sử dụng mô thức TWOS để kiểm tra và nhận dạng để đạt được kết quả tốt nhất.

Chính sách giá của công ty ít quan tâm đến mức giá của đối thủ cạnh tranh, giá thị trường nên công ty dễ bỏ qua một lượng lớn khách hàng mà việc quyết định mua sản phẩm dựa trên so sánh giá cả.

Năng suất các hoạt động quảng cáo, marketing, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty chưa đến được khách hàng nhiều, do công ty chỉ có đăng thông tin trên các trang mạng, và chủ yếu nhờ vào quan hệ công chúng để tìm được khách hàng.

3.1.2.2. Những nguyên nhân.Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân chủ quan

Chất lượng, trình độ, kỹ năng quản lý của đội ngũ nhân sự công ty không cao. Đặc biệt là trong các hoạt động tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức triển khai các chương trình marketing, tiếp thị, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.

Công tác kiểm soát, tiết kiệm chi phí chưa được ban lãnh đạo công ty quan tâm đúng mức.

Trong thời kỳ khủng hoảng, cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì công ty gặp khó khăn về vốn sản xuất, đầu tư trang thiết bị, cũng như các chi phí sản xuất,… dẫn tới các nguồn lực triển khai chiến lược thâm nhập thị trường chưa được hiệu quả, cường độ sử dụng chưa cao, yếu và thiếu về nhiều mặt. Ngân sách cho triển khai chiến lược thâm nhập thị trường còn hạn chế dẫn tới không thực hiện đồng bộ các chính sách triển khai khai chiến lược thâm nhập thị trường Hà Nội chỉ tập trung vào một số hoạt động cơ bản nên kết quả thực hiện chưa khả quan.

Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, hội nhập WTO thu hút

nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đó là cơ hội cho công ty hoàn thiện đổi mới công nghệ. Tuy nhiên đây lại là một thách thức rất lớn đối với công ty khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với nguồn tài chính lớn, năng lực làm marketing mạnh mẽ.

Kinh tế thế giới và trong nước còn đang dần tứng bước khắc phục khó khăn sau khủng hoảng kinh tế. Tác động của nền kinh tế làm tỷ giá, lãi suất, tỷ lệ lạm phát,… tăng cao dẫn tới chi phí đầu vào, chi phí sản xuất cũng như chi phí bán hàng tăng cao ảnh hưởng tới chính sách định giá của doanh nghiệp, tăng áp lực về giá thành sản phẩm trên thị trường

3.2. Dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng phát triển chiếnlược của công ty lược của công ty

3.2.1. Dự báo thay đổi môi trường kinh doanh

Với tốc độ tăng dân số 8,9%/1 năm, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hiện nay, quá trình quy hoạch và đô thị hóa khu dân cư trong cả nước đã dẫn đến nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm gần đây và nhu cầu trong tương lai tăng lên không ngừng. Đây là một cơ hội thuận lợi cho công ty để mở

rộng hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu thị trường Vĩnh Phúc thì công ty cần nâng cao chất lượng lượng để cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường.

Dự báo nhu cầu nhà ở tại Vĩnh Phúc: Dân số của vĩnh phúc năm 2012 6699,6 nghìn người, diện tích là 3328,9 Km2 , mật độ dân số là 2013 Người/Km2 Dự kiến đến 2013 sẽ tăng và lúc đó là cơ hội thuận lợi cho công ty về xây dựng và kinh doanh nhà ở.

Về ngân sách nhà nước trong năm 2013 vẫn thắt chặt hầu bao chỉ chú trọng những công trình trọng điểm trên địa bàn vĩnh phúc hiện có khoảng 10 khu công nghiệp vừa và nhỏ nhưng trên thực tế mới đi vào hoạt động đc 1/3.

Chính sách kêu gọi đầu tư ko hấp dẫn các doanh nghiệp nên kéo theo tình hình xây dựng cũng như nền kinh tế chưa khởi sắc trong năm 2013.

Tình hình đầu tư kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn và chưa khởi sắc. Trong tháng 02/2013, số công trình khởi công mới trong tháng còn ít, sau kỳ nghỉ Tết nhiều đơn vị vẫn chưa đẩy nhanh tiến độ thi công công trình; khối lượng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn Nhà nước do địa phương quản lý thực hiện đạt 165,4 tỷ đồng, giảm 58,4% so tháng trước và giảm 13,7% so với cùng kỳ.

3.2.2. Định hướng phát triển chiến lược thâm nhập thị trường của công ty

Trong thời gian tới, với tình hình biến động từ các nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp và áp lực từ các nhân tố môi trường bên trong thì chắc chắn công ty cần xây dựng định hướng chiến lược trong tương lai. Từ những thành công và hạn chế tồn tại thì trong thời gian tới công ty cổ phần đầu tư và phát triển môi trường Vĩnh Phúc cần đề ra các định hướng phát triển chiến lược như sau:

Tiếp tục xây dựng và phát triển Công ty trở thành Công ty mạnh, bền vững, có tốc độ tăng trưởng nhanh và có tính cạnh tranh cao., Duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống là xây lắp các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp. Đinh hướng và mục tiêu đến nă 2015 tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh trong lĩnh vực: kinh doanh nhà ở và hạ tầng, đảm bảo cho Công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và trong khu vực. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Trong năm 2012 công ty không hoàn thành mục tiêu tốc độ tăng trưởng nên trong thời gian tới công ty phải đạt tốc độ tăng trưởng 15-20%.

các chính sách được triển khai toàn diện, đem lại hiệu quả cao nhất đối với hoạt động triển khai chiến lược thâm nhập thị trường Vĩnh Phúc.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15-20% đến năm 2013 đạt doanh thu gấp 1,5 so với 2012.

Mục tiêu đạt cơ cấu ổn định về doanh số, trong đó lĩnh vực xây lắp chiếm 50% doanh thu trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh.

Tạo điều kiện ổn định công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, cố gắng nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho công nhân viên và đội ngũ kỹ thuật trong công ty và phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân đến năm 2013 gấp 1,5 lần so với hiện nay.

3.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện triển khai CLTNTT Vĩnh Phúc

3.3.1. Giải pháp nhận dạng SBU và chiến lược thâm nhập thị trường

Để công tác triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty được đạt hiệu quả Công ty cần nhận dạng chính xác đặc điểm sản phẩm để thâm nhập thị trường, vị thế của công ty trên thị trường mục tiêu, xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, phương thức cạnh tranh chủ yếu để tạo ra sự khác biệt hóa với đối thủ cạnh tranh...

SBU mà công ty tập trung vào đó là thi công xây lắp các công trình. Đặc điểm của dich vụ xây lắp là phức tạp, thời gian thi công lâu dài, có giá trị lớn. Chất lượng dich vụ xây lắp không chỉ ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình và còn ảnh hưởng tới sự an toàn cho người sử dụng.

Thị trường mục tiêu: Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp Thái Nguyên, Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1231,7643 km2 và dân số trung bình năm 2010 là 1.010.400 người. Tỉnh lỵ Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên cách trung tâm Hà Nội 50 km.

Khách hàng mục tiêu: Hướng tới những khách hàng có thu nhập khá và cao, công ty chỉ chú trọng hướng tới khách hàng mục tiêu là những khách hàng có thu nhập cao và do vậy bỏ quên những khách hàng có thu nhập khá, tốc độ phát triển như hiện nay nhu cầu về cải tạo xây dựng nhà ở được quan tâm dù là thu nhập khá thì nhu cầu này vẫn được chú trọng nhiều. Khách hàng của công ty gồm cả những tổ chức nhà nước, doanh nghiệp. Khách hàng mục tiêu của công ty là các cá nhân có nhu cầu xây dựng nhà ở, tập thể, trung cư.

3.3.2. Giải pháp phân tích TOWS định hướng triển khai chiến lược thâm nhậpthị trường thị trường

Hiện nay công ty chưa sử dụng công cụ nào trong phân tích tình thế chiến lược. Thực trạng này làm giảm khả năng đánh giá tác động của các nhân tố môi trường tới hoạt động triển khai chiến lược thâm nhập thị trường Vĩnh Phúc tại công ty. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả công tác triển khai chiến lược thâm nhập thị trường Vĩnh phúc công ty cần sử dụng các công cụ phân tích tình thế chiến lược để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Sau khi phân tích các nhân tố quan trọng của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, và lập các nhân tố đó vào bảng ma trận TOWS để kết hợp đưa ra các phương án chiến lược mang tính khả thi cao cho doanh nghiệp, tôi xin đưa ra một số chiến lược thâm nhập thị trường thông qua việc kết hợp điểm mạnh / điểm yếu, cơ hội/ thách thức nhằm hoàn thiện triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty như sau:

Mô thức TOWS

Cơ hội (O)

1.Nền kinh tế tăng trưởng 2.Quá trình quy hoạch và đô thị hóa

3.Dân số phát triển và thu nhập gia tăng

4. Thị trường ngành xây dựng không ngừng gia tăng

Nguy cơ(T)

1.Nguy cơ gay gắt về đối thủ và thị trường

2.Tỷ lệ lạm phát tăng 3. Sự biến động về giá cả

Điểm mạnh(S)

1.Cơ cấu tổ chức hợp lý

2.Đội ngũ nhân lực có chất lượng

3.tài chính ổn định

4.Chất lượng sản phẩm tốt

1. Nâng cao chính sách phát triển sản phẩm.

2. Đẩy mạnh kênh phân phối.

1. Chính sách điều chỉnh giá.

2.Nâng cao lợi thế cạnh tranh dựa trên chất lượng sản phẩm

Điểm yếu (W)

1.Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm chưa tốt

2.Hệ thống thông tin chưa chú trọng đầu tư

3.quy mô công ty chưa lớn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần đầu tư và phát triển môi trường Vĩnh Phúc (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w