1. C¤ NG TY S¤ NG Hå NG
2.2.2. Yếu tố bên ngoà
- Đặc điểm kinh tế - chính trị, xã hội.
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, để tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường đòi hỏi công ty phải không ngừng cố gắng, nỗ lực,
tìm tòi, sáng tạo đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng, tiến độ tốt nhất. Nhất là trong bối cảnh đất nước hiện nay, mở cửa và hội nhập đang là xu hướng chung, điều này cho thấy công ty không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, mà còn phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia), họ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, thi công xây dựng và kỹ thuật công nghệ cao vượt xa so với nước ta, nguồn nhân lực của họ trẻ, trình độ cao.
Các nhân tố môi trường như nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt là ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản. Chính phủ vẫn tiếp tục duy trì thực hiện Nghị quyết số 11 về thắt chặt chi tiêu công, cắt giảm hoặc ngừng triển khai các công trình xây dựng mới, lãi suất tín dụng tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Giá cả thị trường nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng biến đổi theo chiều hướng tăng. Bất ổn về an ninh, chính trị ở một số quốc gia trên thế giới. Do vậy đòi hỏi công ty luôn phải có biện pháp tích cực để tạo động lực lao động một cách hiệu quả nhất cho người lao động để công ty có thể đáp ứng được với yêu cầu trong tình hình mới.
- Xu hướng của thị trường bất động sản và thi công xây dựng:
Từ nay đến 2020 xu hướng của thị trường bất động sản trong nước vẫn phát triển nhưng không ồ ạt như giai đoạn 2006 - 2009 do bong bóng bất động sản đã bị xẹp, thị trường bất động sản giai đoạn 2006 - 2009 phát triển quá nóng dẫn tới số lượng căn hộ được xây mới quá nhiều khiến thị trường bị bão hòa. Xu hướng thị trường bất động sản từ nay đến 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ là tập trung vào việc xử lý số căn hộ đang xây dựng dở dang, từng bước triển khai các công trình mới, tập trung vào phân khúc thị trường nhà ở cho người có thu nhập thấp, không đầu tư dàn trải. Các chính sách trên của Chính phủ và Nhà nước tác động trực tiếp tới nguồn việc làm cho công ty và người lao động do công ty hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu là đầu tư kinh doanh bất động sản và thi công xây dựng. Đây là một khó khăn, thách thức lớn đối với công ty để đảm bảo cho sự
phát triển chung của công ty cũng như đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong công ty.
- Chỉđạo, hỗ trợ của cấp trên
Nhà nước có chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Chính phủ ra Nghị quyết về việc triển khai cách chính sách hỗ trợ thị trường, doanh nghiệp, giãn, giảm thuế cho các doanh nghiệp (ưu tiên doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng), điều chỉnh giảm lãi suất ngân hàng, triển khai gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho người thu nhập thấp mua nhà… Tập trung vốn đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm phục vụ kinh tế, quốc phòng, an sinh xã hội. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước thì công ty luôn nhân được sự chỉ đạo và tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ của Bộ Quốc phòng trực tiếp là Bộ tư lệnh Quân khu 3.
- Sự cạnh tranh nguồn lực của các đối thủ
Như chúng ta biết nguồn nhân lực ở Việt Nam rất dồi dào nhưng lại khan hiếm nhân lực có chất lượng, kinh nghiệm và nhân lực trong ngành xây dựng lại càng khó khăn hơn, nên việc cạnh tranh nguồn nhân lực khá gay gắt, bất kỳ một công ty nào cũng muốn mình sở hữu một đội ngũ nhân lực có trình độ và kinh nghiệm, điều này đặt ra thử thách cho các công ty là giữ chân nhân tài của mình và chiêu mộ người tài từ bên ngoài tổ chức, mỗi công ty đều phải có chiến lược về nhân lực cho tổ chức ở hiện tại và tương lai, đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo của tổ chức phải có trình độ và kinh nghiệm trong quản lý, đưa ra các định hướng phát triển hợp lý về nguồn nhân lực của công ty, tạo động lực và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của mình.